Bản đồ lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ

Lúc này nhà Mạc ở phía bắc đã bị tiêu diệt hoàn toàn

IMG_294
Lãnh thổ Đại Việt Năm 1679

Năm 1693, thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tướng Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành lập trấn Thuận Thành nay  là vùng đất Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay, tuy nhiên chính quyền Đàng Trong vẫn dành cho người Chăm chế độ tự trị ở đây cho đến năm 1832.

IMG_295
Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức sáp nhập phần còn lại của vương quốc Chiêm Thành

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong.

Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình nhà Lê bắt và giết. Triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang, từ đó dòng dõi “Chúa Bầu” chấm dứt. Lãnh thổ chúa Bầu chính thức sáp nhập vào đất nhà Lê-Trịnh

Năm 1708, Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn, chúa Nguyễn phong chức Tổng binh cai quản

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704,Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711

IMG_296
Lãnh thổ Đại Việt năm 1708 khai phá đến vùng đất Hà Tiên – Kiên Giang ngày nay

Vào  năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú (Chúa Ninh) nhận đất dâng từ vua nước Chân Lạp là Satha (Nặc Tha), lãnh thổ Đại Việt được mở rộng thêm hai vùng đất mới là Peam Mesar (Mỹ Tho) và Longhôr (Vĩnh Long).

IMG_297
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam năm 1732

IMG_298
Từ 1736 – 1739 Lãnh thổ Việt Nam mở rộng đến tận mũi Cà Mau như ngày nay

Năm 1755, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) sau khi bị chúa Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương đánh bại đã dâng vùng đất Tân An, Gò Công (Long An, Tiền Giang ngày nay) để cầu hòa

IMG_299
Năm 1755 sát nhập thêm Long An và Tiền Giang vào Lãnh thổ Đại Việt

Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng 2 xứ Preah Trapeang và Basac (vùng đất Trà Vinh và Sóc Trăng) để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp. Sau khi Nặc Nhuận chết, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ trước sự tấn công của Xiêm La (Thái Lan), vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là Châu Đốc, Sa Đéc cho chúa Nguyễn.

Riêng Mạc Thiên Tứ, Nặc Tôn dâng năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt và Lình Quỳnh để đền ơn giúp đỡ. Mạc Thiên Tứ đem hết đất ấy dâng cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cho sảt nhập vào Hà Tiên trấn, giao cho họ Mạc cai quản.

IMG_300
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam vào năm 1757

6. Khởi Nghĩa Tây Sơn

Sau giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh đât nước bị chia làm 2 thì vào năm 1771 cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng phát bắt đầu từ vùng đất Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định ngày nay

IMG_301
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1771

IMG_302
Lãnh thổ Việt Nam bị chia làm 3 vào năm 1773

Cuối năm 1774 đầu năm 1775 quân Trịnh tiến vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn lúc này không chống nổi quân Trịnh phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Quân Trịnh chiếm toàn bộ Thuận Hóa

IMG_303
Lãnh thổ Việt Nam vào năm 1774

Quân Trịnh ở phía bắc đánh vào. Chúa Nguyễn không địch nổi hai kẻ địch phải bỏ chạy vào Gia Định. Tây Sơn bèn đầu hàng Trịnh để đánh Nguyễn. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, quân Tây Sơn truy lùng gắt gao, cả Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng một số quan lại đã bị bắt và bị giết. Vào năm này Chúa Nguyễn đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát ở Đại Việt

IMG_304
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam 1777

Vào năm 1786 Do sự thuyết phục của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc đánhThăng Long để diệt họ Trịnh dù chưa được lệnh của vua anh Nguyễn Nhạc.

Với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, Nguyễn Huệ sai Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải,Trịnh Tông tự sát. Lúc này Tây Sơn đã kiếm soát được gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Trong lúc Nguyễn Huệ bận đối phó với quân Thanh tại Bắc Hà (1788-1789), vùng Gia Định dưới quyền Tây Sơn cũng không ổn định, quân Tây Sơn bị cô lập trước dân chúng địa phương vốn có nhiều cảm tình với Chúa Nguyễn nói chung và Nguyễn Ánh nói riêng, dần dần Nguyễn Ánh lấy lại được vùng đất Nam Hà dẹp yên được vùng đất Gia Định

IMG_305
Lãnh thổ Việt Nam 1788

7. Nhà Nguyễn

Vào năm 1802 sau khi tiêu diệt được nhà Tây Sơn Nguyễn Ánh lên ngôi vua, để tượng trưng sự thống nhất Bắc Nam, lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long

IMG_306
1802 Lãnh thổ Đại Việt được thống nhất sau nhiều năm bị chia cắt

Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảoHoàng Sa và Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm các chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật

Năm 1830, vua Minh Mạng sáp nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực tiếp tổ chức cai trị ở đây

Năm 1832 nhà Nguyễn bỏ chế độ tự trị của người Chăm ở trấn Thuận Thành (Bình Thuận, Ninh Thuận ngày nay) chính thức sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ Việt Nam

IMG_307
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam 1832

Vào năm 1835 Vua Minh Mạng cho thành lập Trấn Tây Thành (Campuchia ngày nay) thời kỳ này lãnh Thổ Việt Nam vươn tới cực đại tới tận Ai Lao, Chân Lạp

IMG_308
Vào năm 1835 Lãnh thổ Việt Nam vươn tới cực đại

Việc đặt Trấn Tây Thành cùng với chính sách cai trị mất lòng dân Chân Lạp của Vua Minh Mạng và quan lại đã gây hao binh tổn lương, tướng sĩ mệt nhọc.

Năm 1841, vua Minh Mạng mất, Vua Thiệu Trị vừa lên thay. Thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, nên nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Chân Lạp, vua Thiệu Trị thuận ý, truyền cho quan quân Đại Nam rút quân về giữ An Giang.

IMG_309
Năm 1841 bỏ trấn Tây Thành

8. Thời kỳ bị Pháp xâm lăng và đô hộ

Năm 1859 thực dân Pháp đánh thành Gia Định

IMG_310
Lãnh thổ Việt Nam năm 1859

Hòa ước Nhâm Tuất (1862) buộc triều đình nhà Nguyễn nhượng 3 tỉnh Nam Kỳ là Biên Hòa, Gia Định, Mỹ Tho cho Pháp. Tiếp sau đó tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Vĩnh Long cũng bị sát nhập nốt vào lãnh thổ bảo hộ của Pháp.

IMG_311
Lãnh thổ Việt Nam sau hòa ước Nhâm Tuất 1862

Năm 1870, Pháp ký với Campuchia hiệp định phân định biên giới.

IMG_312
Đại Nam 1870

Năm 1874, Pháp ký với Việt Nam Hòa ước Giáp Tuất (1874) công nhận sự thống trị của Pháp với toàn Nam Kỳ.

Hòa ước Quý Mùi, 1883 được ký, Việt Nam mất một phần Trung Kỳ và toàn bộ Bắc Kỳ vào tay Pháp. Việt Nam cũng mất quyền tự quyết về đối ngoại vào tay Pháp

IMG_313
Lãnh thổ Việt Nam sau hòa ước Quý Mùi, 1883

1884 Hòa ước Giáp Thân  được ký, Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp

IMG_314
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 61

Năm 1887 người Pháp nhân danh nước Bảo hộ triều đình Huế ký Hiệp ước Pháp-Thanh nhường một dải đất cho nhà Thanh. Sông Dương Hà (sông An Nam Giang) trước kia là đường biên giới nay lùi biên giới xuống phía nam, lấy cửa sông Bắc Luân ở Hải Ninh (Móng Cái) làm địa giới

IMG_315
Việt Nam 1887

8.1. Liên Bang Đông Dương

Năm 1893, lúc này Pháp đã thành lập liên bang Đông Dương, dựa theo địa hình đã cắt tỉnh Huaphanh (Hủa Phăn), Xiêng Khoảng giao về lãnh thổ Lào (Ai Lao).

IMG_316
Lãnh thổ Việt Nam 1893

1895, từ công ước Pháp-Thanh 1895đã đưa về phần lớn vùng đất Lai Châu, Điện Biên và một phần Lào Cai ngày nay thuộc về xứ Bắc Kỳ còn một phần đất ở bắc sông Bắc Luân thuộc về nhà Thanh. Sâm Châu và Xiêng Khoảng bị cắt cho Lào

IMG_317
Lãnh thổ Việt Nam 1895

Năm 1893, hiệp ước Pháp-Xiêm (1893) theo đó nhượng toàn bộ vùng lãnh thổ phía Đông sông Mê Kông cho Pháp, gạt bỏ lực lượng quân sự và những ảnh hưởng của Xiêm tại vùng cao nguyên thượng sông Sêrêpôk. Vùng đất nhượng lại này bao gồm cả tỉnh Stung Treng, năm 1899 địa khu Đắc Lắc được thành lập từ Stung Treng. Năm 1904, Đắc Lắc được sáp nhập vào Việt Nam.

IMG_318
Năm 1904 Pháp sát nhập Đak Lac vào lãnh thổ Việt Nam

Đến 1905 thì sát nhập các tỉnh Tây Nguyên còn lại

IMG_319
Việt Nam 1905

9. Lãnh thổ Việt Nam sau năm 1945

Đế quốc Việt Nam là tên chính thức của một chính phủ tồn tại 5 tháng trong lịch sử Việt Nam

IMG_320
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 68

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập vào ngày 2/9/1945

IMG_321
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 69

Từ 1954 đến 1975, Việt Nam bị chia đôi tại vĩ tuyến 17 sau hiệp định Giơ-ne-vơ

IMG_322
Bản đồ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ 70

30/4/1975 Lãnh Thổ Việt Nam hoàn toàn thống nhất như ngày nay

IMG_323
Lãnh thổ Việt Nam ngày nay