111 Thổi thủy tinh như thế nào?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum “Thổi” thủy tinh là một kỹ năng có từ rất xưa. Nhưng khi người ta chế ra được những máy “thổi” thì cái nghề thổi thủy tinh của con người càng lúc càng ít người làm. Lúc còn trong tình trạng nóng chảy, thủy tinh được “gia công” theo nhiều cách như thổi, ép, kéo, cuốn… Nhưng phương pháp gia công – và phương pháp này đã được áp dụng trong hàng mấy trăm năm – vẫn là “thổi” thủy tinh.
Người thợ “quện” thủy tinh nóng chảy vào đầu một cái ống (bằng sắt?) dài rồi kê miệng vào đầu kia của ống và thổi. Bằng cách này, ở đầu kia, thủy tinh chảy nở phình ra như cái bong bóng xà phòng. Bằng xảo năng, trong lúc thổi, người thợ phải tạo hình và làm sao cho có độ dày thích hợp. đang khi thổi, thủy tinh bị nguội, người thợ có thể đem vào lò hơ lại cho nóng lên và làm nốt công đoạn cho đến khi hoàn thành món đồ mong muốn. Chỉ vậy thôi, người thợ thủy tinh đã chế tạo ra nhiều đồ vật. Kiếng cũng được tạo ra như vậy. Có điều là là kiếng thường cũng được thổi từ ống đựng thủy tinh nóng chảy rồi làm cho bằng phẳng ra thành kiếng tấm. Kích cỡ của tấm kiếng chế tạo theo cách này tùy thuộc vào cái phổi của người thợ.
Ngày nay phương pháp thổi thủy tinh chỉ còn được dùng để chế tạo các dụng cụ khoa học đặc biệt và đắt tiền, cũng như những vật dụng có tính nghệ thuật. Phương pháp thổi thủy tinh “cổ truyền” còn được gọi là phương pháp “tay không” (freehand) nghĩa là không có máy móc dụng cụ gì nhiều. Tuy nhiên ngày nay nhu cầu vật dụng bằng thủy tinh quá lớn đến nỗi phương pháp cổ truyền không thể đáp ứng nổi. Do đó người ta phải mầy mò tìm cách chế ra cái máy thổi thủy tinh. Và vào năm 1930, cái máy thổi thủy tinh tự động đã được sáng chế. Máy này dùng sự “chân không” để hút khối lượng thủy tinh nóng chảy vừa đủ để chế tạo vật dụng mong muốn. Một cái chai chẳng hạn, thoạt đầu là cái cổ chai được “làm khuôn”, sau đó cho thổi không khí vào, thổi tiếp cho đến lúc thành cái chai. Kế đó, cái chai được đem “ủ”, nghĩa làm làm cho nó nguội từ từ để thủy tinh được định hình và cứng ra. Một cái máy như vậy có công suất trong một giờ bằng sáu người thợ làm cả ngày.
Máy thổi thủy tinh ngày càng được cải tiến để trở thành hoàn toàn tự động, để thổi nhiều nhiều vật dụng – như cái bóng đèn chẳng hạn – theo nhiều kiểu dáng và kích cỡ mong muốn. Ngày nay hầu hết các đồ dùng thông thường bằng thủy tinh được dùng trên thế giới như chai, lọ, bình bông, ly, chén… đều được “thổi” bằng máy.