5 phương pháp nhớ lâu hiệu quả nhất
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Rất nhiều bạn cứ than thở rằng: “ Sao mới học tối nay, mà sáng lên lớp lại quên mất bài?” hay là “ Sao mình học mãi vẫn không thuộc bài?” Đó là những nổi niềm mà bao bạn trẻ đều băn khoăn và lo lắng. Hiểu được nổi lòng của các em, hôm nay trung tâm Vietlearn sẽ chia sẽ những kinh nghiệm để hỗ trợ cho các em học nhanh và nhớ lâu hơn nhé!
Để học tập đạt kết quả cao, bên cạnh trí thông minh, sự chăm chỉ thì những kỹ năng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều người họ có thể thuộc ngay bài trên lớp sau khi nghe giảng xong, nhưng cũng có nhiều người về nhà học tới, học lui nhưng vẫn không thể nhớ được. Đặc biết đối với những môn Xã hội như: Văn, Sử, Địa,..thì làm sao có thể học và nhớ lâu được trong khi nhìn những trang giấy dài thật chán?
“Bất kỳ ai cũng có thể đạt được khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc. Về cơ bản, tất cả chúng ta đều có “phần cứng” như nhau, nên việc nâng cấp “phần mềm” một cách đơn giản có thể tạo ra mọi khác biệt trên thế giới này” – Anh Dellis từng 3 lần giành chức vô địch ghi nhớ toàn nước Mỹ cho biết- Khi nhắc đến việc “nâng cấp phần mềm” , chúng ta phải hiểu là việc luyện trí não hằng ngày. Cũng tương tự như việc tập thể thao cần tiến hành thường xuyên để cơ thể phát triển khỏe mạnh thì việc trao dồi trí não mỗi ngày cũng giúp chúng duy trì sự sắc bén, nhạy bén hơn để tiếp thu kiến thức vào.
Chẳng hạn như, thói quen cứ lưu hết số điện thoại vào smartphone để rồi một ngày nó đó bạn bị mất điện thoại hoặc đang cần liên lạc với ai đó trong khi điện thoại đang hết pin. Bạn sẽ xử lý những việc đó như thế nào? Thay vì lưu vào điện thoại, bạn hãy tập nhớ số những người trong gia đình và họ hàng của bạn, đó cũng là một cách để rèn bộ nhớ.
Hãy thật chú ý vào bài dạy trên lớp, ghi chép lại những gì người giảng dạy truyền đạt và theo dõi sách thì các em có thể ấn tượng và nhớ ngay sau khi lần đầu học.
Các em có thể ghi chú lại những phần quan trong bằng bút dạ nhiều màu, hoặc trang trí theo sở thích của mình để thu hút và tạo cảm hứng khi mình lật sách hoặc tập ra. Điều này giúp các em rất nhiều để nhớ thật lâu và nắm được cốt lõi của bài học.
Việc học nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm và thời gian bắt đầu học.
Thời gian: Còn tùy thuộc vào mỗi bạn. Hãy chọn thời gian phù hợp với cơ thể mình và cố định để tạo thành một thói quen các em nhé. Có nhiều người cho rằng buổi sáng học bài nhanh thuộc nhất, nên thường chờ tới sáng của ngày thi mới lôi ra học. Có thể sẽ rất nhanh đấy, nhưng nếu học theo kiểu đó thì cũng dễ bị mau quên lắm nhé!
Buổi tối thì có thể mất thời gian của các em một chút nhưng nó sẽ nhớ rất kĩ và thời gian nhớ kéo dài hơn. Thời gian thích hợp nhất để học là buổi tối (7h-12h). Nên lưu ý là chọn thời gian thoải mái (không lẹt lịch khác) , thì các em mới dễ dàng tập trung.
Không gian: Nên chọn nơi trong lành, sạch sẽ và tĩnh lặng để tập trung tốt hơn, nhưng đừng chọn nơi quá im lặng vì có thể tạo sự căng thẳng và dễ gây buồn ngủ. Các em có thể học trong phòng riêng, vườn cây hoặc công viên gần nhà. Ở đâu cũng được, miễn nó có thể tạo cảm hứng cho em.
Trước khi bắt tay vào học, bạn hãy để cho tinh thần mình thoải mái tuyệt đối, vì bạn càng áp lực hay lo lắng thì bạn càng khó đưa kiến thức vào đầu. Khi bạn dành toàn bộ tâm trí cho việc học, hiệu quả sẽ nhân lên gấp bội đấy. Không nên vừa học vừa xem tivi hay nghe nhạc nếu bạn không muốn bị “tẩu hỏa” và việc học cứ lê thê mà không vô đầu được chữ nào.
Hãy tẩm bổ cho cơ thể một chút gì đó trước khi bắt tay vào học cũng là một cách để nâng cao độ tiếp thu đấy các em. Chuẩn bị 1 ly cam hoặc vài cái bánh quy, kèm với 1 dĩa trái cây chẳng hạn sẽ giúp các em có sức khỏe để học tập tốt hơn.
– Tạo động lực để học (điểm số,..) thì sẽ học nhanh hơn.
– Sẽ rất tốt nếu các em kết hợp nghe, đọc, ghi chép.
– Đọc hiểu đề bài vì đề bài bao gồm nội dung cả bài học, hãy nắm những số La Mã hoặc gạch đầu dòng vì đó là những ý chính của bài. Khi các em nắm được sườn bài thì việc tiếp thu là quá đơn giản.
– Học phần nào cho xong, cho chắc phần đó để tránh tình trạng ”Râu ông nọ cắm sừng bà kia”
– Vừa học vừa liên hệ thực tế để khắc sâu kiến thức (nhất là những con số trong môn lịch sự,..)
– Nên ôn bài trước khi ngủ, sau đó không xem phim hay nghe nhạc gì cả. Vì trong lúc ngủ, bộ
não vẫn làm việc tiếp tục và thu thập lại những gì mình đọc trước khi ngủ.
Hết rồi nhé! Mong những chia sẽ này giúp ích cho các em. Chúc các em học tập thật tốt và thành công trong cuộc sống!