Vì sao căn cứ hành vi khác thường của động vật cũng có thể biết được thời tiết?
“Chuồn chuồn bay thấp trời mưa, bay cao trời nắng…”, “Kiến bò lên vội vàng là sắp mưa bão lớn”. Nhân dân từ lâu đã chú ý quan sát hành vi khác thường của động vật để dự báo thời tiết.
Vì sao trước khi thời tiết biến đổi, động vật lại có những phản ứng khác thường?
T hời tiết biến đổi là một quá trình vật lý, nó kèm theo sự biến đổi tình hình của chuyển động, nhiệt độ, hơi nước của không khí và các hiện tượng như quang học, âm thanh, sóng điện. Những biến đổi này thường con người không cảm thấy được, nhưng có một số động vật có giác quan cảm giác rất nhạy sản sinh ra sinh lý và hành vi phản ứng khác thường.
Sự tiến hóa của sinh vật đã trải qua lịch sử thích ứng lâu dài, qua bao phen chìm nổi và sự khảo nghiệm gay gắt của biến đổi khí hậu. T rong quá trình sinh vật đấu tranh với biến đổi của thiên nhiên, nếu loài nào không thích ứng thì bị đào thải, một số loài được rèn luyện nên có những giác quan nào đó ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên sinh vật đối với sự biến đổi của môi trường thể hiện ra những phản ứng khác thường, dần dần phát triển thành bản năng tìm đến cái lợi, tránh cái hại để bảo vệ mình.
Các loài sinh vật sống lâu dài trong một môi trường nhất định nào đó, một số giác quan của chúng đặc biệt phát triển. Còn đối với loài người mà nói những giác quan này lại thoái hoá đi. Ví dụ cá sống lâu đời dưới nước, hình thành đường gạch giác quan ở hai bên mình, loài chim bay trong không trung cho nên ở chi phụ có bộ phận nhỏ nhạy cảm với rung động. Còn loài người sống trong môi trường khác với chúng, cho nên dù ban đầu có loại giác quan này nhưng về sau cũng thoái hóa dần đi.
Một số loài sinh vật có cơ quan cảm thụ rất nhạy với sóng âm tần số rất thấp. Có loài động vật gọi là hỗng tràng thủy mẫu có thể cảm giác được cơn gió lốc từ vùng xa đang chuyển động đến. Gió lốc chuyển động trên biển, tốc độ gió rất lớn, nó ma sát với sóng biển, phát sinh ra sóng âm thanh thứ phát có tần số rất thấp, hòa lẫn vào âm thanh thét gào của sóng. Sóng âm thanh thứ phát này lan truyền nhanh hơn tốc độ di chuyển của cơn lốc, nó tác động vào búa đá nhỏ trong tai loài hỗng tràng, sau đó thông tin này kích thích lên cơ quan cảm giác, khiến cho loài vật này nhanh chóng rời xa bờ đi vào đáy biển để tránh bị sóng va đập. Vì vậy, căn cứ vào hành vi của loài hỗng tràng ta có thể biết được sắp có cơn lốc áp thấp đến.
Có một số sinh vật có cơ quan cảm giác rất nhạy với không khí nóng và ẩm ướt. T hời tiết nóng và ẩm ướt thường xảy ra trước khi có luồng không khí lạnh tràn đến hoặc về mùa hè là sắp có cơn giông. Rắn là loài nhạy cảm với không khí nóng và ẩm ướt. T rong má loài rắn có cơ quan cảm giác rất nhạy với sự biến đổi độ nóng. Phản ứng này sẽ kích thích rắn bò ra hoạt động. Cho nên khi có rắn bò qua đường là tín hiệu sắp có cơn giông.
Có những loài động vật rất nhạy cảm với độ ẩm của không khí và nhanh chóng thay đổi thói quen trong cuộc sống của nó. Ví dụ nhái là loài động vật lưỡng thê, công năng hô hấp của phổi không lớn. Cho nên chỉ dựa vào phổi để thở không thể thỏa mãn nhu cầu mà còn phải thở bằng da. Muốn thở bằng da thì da phải ướt nhèm để oxi của không khí tan vào niêm mạc da, từ đó đi vào máu. Nếu da bị khô thì nhái thở rất khó khăn, cho nên nhái rất sợ ánh sáng và không khí khô ráo. T rước khi trời mưa không khí khá ẩm, thích hợp cho thở da, do đó cóc nhái hoạt động sôi nổi hơn bình thường, chúng kêu to. Cho nên ngạn ngữ nói: “Cóc nhái ra hang là trời sắp mưa”.
Có những sinh vật khá nhạy cảm với sự thay đổi hướng và tốc độ của gió. Ví dụ trước khi có cơn lốc, hàng loạt chim biển đua nhau bay vào bờ. Chúng bay đến mệt mỏi, thậm chí rơi xuống biển hoặc đỗ lại trên boong tàu, dù có người bắt cũng không sợ. Đó là vì gió lốc đang thổi từ ngoài biển vào, chân của loài chim có bộ phận rất nhỏ, cảm giác được. Cho nên chim biển thường trở thành sứ giả đặc biệt báo cho con người biết gió lốc sắp đến.
Có một số sinh vật rất nhạy cảm với biến đổi áp suất của không khí. Khi không khí biến đổi, áp suất thường tăng lên hay giảm xuống. T rước khi mưa gió, áp suất giảm xuống khiến cho oxi tan trong nước giảm thấp. Lúc đó cá, chạch, v.v. Ở trong nước không có đủ oxi để thở, phải nổi lên mặt nước thở. Cho nên câu nói: “Cá nhảy lên mặt nước là sắp có mưa”, “Chạch trồi lên lặn xuống là sắp mưa to”. Những câu ngạn ngữ này đều có lý cả.
Có những sinh vật có khả năng biết thời tiết thay đổi mà con người không thể sánh được. Nhưng như thế không phải là nói những sinh vật này cao minh hơn con người. Những phản ứng biến đổi thời tiết của sinh vật tuy rất nhạy cảm, nhưng chúng không biết dự báo, chỉ có thể cung cấp cho con người những căn cứ mà thôi.
T ừ khoá: Hành vi khác thường của động vật.