Có biện pháp để dự báo động đất không?

Động đất mạnh có sức phá hoại rất ghê gớm. Con người để ngăn ngừa tổn thất, từ lâu đã mong muốn: có thể như dự báo thời tiết để dự báo động đất được không?

Trước kia nhiều nhà khoa học cho rằng không thể dự báo động đất được. Nhưng nhà khoa học Lý Tứ Quang của Trung Quốc luôn giữ quan điểm động đất có thể dự báo và ông đã tiến hành thực nghiệm. Mấy năm gần đây đã dự báo thành công một số lần động đất như ở Hải T hành, Doanh Khẩu và Xuyên T ây. T uy cũng có lúc báo sai hoặc báo sót, hơn nữa còn cách xa độ chuẩn xác, nhưng thực tế chứng tỏ động đất có thể dự báo được.

Vì sao động đất lại có thể dự báo được?

Mặc dù nguyên nhân gây nên động đất rất nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là lớp đất đá trong lòng đất chịu lực tác dụng, phát sinh nứt vỡ mà gây nên.

Phần lớn động đất phát sinh trong lớp vỏ T rái Đất và phần trên lớp cùi khoảng 70 km, đặc biệt tập trung ở độ sâu 5 – 20 km trong lòng đất. Tầng nham thạch ở đó rất cứng, khi nó chịu lực tác dụng thì có sức kháng vỡ rất mạnh. Chỉ khi lực tác động đến một mức độ nhất định, không chịu nổi nó mới bị phá vỡ. Trước khi động đất, tầng nham thạch càng gần với sự phá vỡ, lực này càng lớn, nếu khi đó có thể đo được thì ta sẽ biết được sắp xảy ra động đất.

T hứ hai là nham thạch chịu tác dụng, hình thái vỏ T rái Đất bị thay đổi. Ví dụ mặt đất bị nổi lên, hoặc có mặt xiên, hoặc có sự di chuyển theo phương ngang, hoặc đặc biệt một số trận động đất do dưới đất đã có sự gãy nứt, lại tiếp tục có một lần trượt nữa mà gây ra.

Vì vậy lúc sắp xảy ra động đất, các hiện tượng khác thường ở hai bên hoặc phía dưới của vị trí sắp xảy ra động đất thể hiện rất rõ, có chỗ mặt đất dâng cao từ 1 – 7 m, mặt bằng sụt xuống từ 2 – 10 m. Đó là những căn cứ dùng để dự báo động đất.

Trước khi động đất, nham thạch chịu lực rất lớn, nhiệt độ, từ tính, tính dẫn điện và tính lan truyền sóng địa chấn ở vùng đó đều phát sinh thay đổi, có thể dùng máy đo được. Quy luật hoạt động của nước ngầm trong nham thạch cũng biến đổi. Ví dụ mực nước giếng nước dâng cao, hoặc hạ xuống thấp, nước sủi bọt, đổi màu, thay đổi mùi vị…

Trước khi động đất mạnh thì thường có động đất nhẹ. Do đó người ta đã tổng kết ra kinh nghiệm “động đất nhỏ sẽ có động đất mạnh” (nhưng có lúc không có động đất nhỏ vẫn có động đất mạnh). T rước khi động đất có thể nghe thấy tiếng kêu ầm ầm từ xa đến gần, từ gần ra xa giống như tiếng sóng ngầm. Cũng có thể nhìn thấy từ mặt đất bốc lên màu đỏ, màu trắng, màu tím, màu chàm, màu xanh, có lúc là dạng dải, có lúc là dạng ngọn lửa. Đó đều là những tín hiệu biểu thị động đất sắp xảy ra.

Rất nhiều động vật nhạy cảm với động đất.

Trước khi động đất chúng hoảng hốt khác thường, ví dụ gà bay lên cành cây, cá nhảy khỏi mặt nước, lợn không ăn, chó cắn lung tung, chuột ra khỏi hang chạy loạn xạ… Đó đều là những triệu chứng trước lúc động đất xảy ra, tất cả những hiện tượng trên đây đều có thể dùng làm căn cứ để dự báo động đất. Nhưng trước lúc động đất mạnh xảy ra, khu vực xuất hiện các triệu chứng trên rất rộng, thời gian có thể kéo dài, do đó muốn phán đoán động đất xảy ra ở đâu, vào lúc nào là điều không dễ.

Trung Quốc về mặt dự báo động đất đã tìm ra được một số quy luật. Cùng với sự tiến bộ của máy đo và chụp ảnh vệ tinh, những kinh nghiệm tích luỹ được, dự báo động đất nhất định ngày càng chính xác hơn và kịp thời hơn.

T ừ khoá: Biểu hiện trước động đất; Dự báo động đất.