Mặt người trên sao Hoả: Vì sao mắt ta nhìn gà hoá cuốc?
Khả năng thu nhận các tín hiệu thị giác và lấp đẩy chúng vào những khoảng trống đã cho phép loài người xử lý thông tin nhanh chóng. Song điều này đôi khi cũng gây “bé cái nhẩm” -chẳng hạn như khi nhìn thấy các vật mà thực tế không tồn tại ở đó. “Đó là biểu hiện của sự quen thuộc, chẳng hạn khi chúng ta nhìn thấy hình mặt người trên sao Hoả, trong một cánh rừng hay trên một đám mây”, các nhà khoa học, thuộc Đại học Boston, Mỹ, cho biết. “Chúng ta đã quá quen với khuôn mặt người đến mức chúng ta nhìn ra họ ở những nơi họ không hề xuất hiện”.
Năm 1976, phi thuyền Viking 1 của NASA đã chụp ảnh một khoảng nhỏ ở trên bề mặt Hoả tinh. Bóng của một trong các đỉnh núi ở đây đã gợi sự liên tưởng đến một khuôn mặt người.
Để tìm hiểu hiện tượng “đánh lừa” của đôi mắt, các nhà khoa học đã nghiên cứu quá trình thu nhận tri giác -sự gia tăng tích luỹ do tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lẩn.
Để chứng tỏ điều này xảy ra như thế nào, nhóm nghiên cứu đã huấn luyện cho mọi người trong một phòng thí nghiệm làm quen với “các thông điệp tiềm thức”.
Người tham gia xem một màn hình máy tính với các chấm chuyển động mờ nhạt đến mức chúng hẩu như không nhìn thấy được. Trong thử nghiệm đẩu tiên, họ không thể đoán ra các chấm đang chuyển động theo hướng nào. Trong một khoá huấn luyện sau đó, người tham gia được yêu cẩu xác định những ký tự trên màn hình trong khi các chấm vẫn tiếp tục chuyển động trên phông nền.
Sau cùng, những người này một lẩn nữa lại đoán xem các chấm di chuyển theo hướng nào. Ngạc nhiên thay, họ có xu hướng gán cho các chấm hướng di chuyển trùng với hướng mà chúng đã chuyển động trong khoá huấn luyện. Vì một lý do nào đó, sự tập trung cao độ vào các ký tự đã cho phép họ lĩnh hội vô thức các dấu chấm. Họ đã tiếp nhận mà thậm chí không nhận ra nó.