Tại sao cầu Triệu Châu của Trung quốc vẫn kiên cố sau 1400 năm?
Cây cầu Triệu Châu của Trung Quốc là một trong những cây cầu nổi tiếng của thế giới. Cầu Triệu Châu nằm ở huyện Triệu tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Cây cầu này được xây dựng vào những năm Khai Hoàng nhà Tuỳ (năm 591 – 599, cách đây 1400 năm).
Mặc dù được xây dựng từ rất lâu đời nhưng cho tới nay cầu Triệu Châu vẫn rất kiên cố. Cây cầu này được tạo thành từ nhưng hòn đá xếp thành vòm, đây là một trong những thành tựu kỹ thuật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Kỹ thuật này đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử kĩ thuật xây dựng cầu của thế giới. Phương pháp dựng cầu bằng cách xếp các phiến đá cũng đã được nhiều nước ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật xây cầu bê tông cốt thép ngày nay.
Cầu Triệu Châu là cây cầu xếp bằng các phiến đá lớn, chỉ có một nhịp, bắc qua sông Hào Hà, cầu dài 50,82 mét, khẩu độ tĩnh của cầu là 37,02 mét. Cây cầu này được xếp bằng các phiến đá nên độ dốc của nó so với mặt đường tương đối nhỏ, rất tiện lợi cho xe cộ lên xuống cầu.
Cầu Triệu Châu do kiến trúc sư Lý Xuân thiết kế, hai bên vai cầu có các vòm nhỏ để làm đẹp và đảm bảo vững chắc cho cây cầu. Năm 1883 , tại châu Âu mới thấy xuất hiện cây cầu xếp đá so le, nhịp hở dạng vòm. Phương pháp xây cầu vòm hở có rất nhiều ưu điểm như: giúp giảm nhẹ trọng lực của cầu, giảm áp lực đối với móng cầu, chống hiện tượng sụt lún; đồng thời còn giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, rút ngắn thời gian thi công… Ngoài ra, kết cấu vòm cầu mở còn có thể làm tăng lưu lượng nước chảy qua cầu vào mùa mưa lũ, hạn chế lực tác động của nước đối với các trụ cầu và mố cầu… Chính cách thiết kế và xây dựng đó chính là nguyên nhân giúp cầu Triệu Châu vẫn kiên cố sau hơn 1400 năm.
Cầu Triệu Châu còn có tính chỉnh thế rất vững chắc; nhịp chính cầu gồm 28 đoạn với 1204 phiến đá lớn các phiến đá lớn xếp so le liên kết vững chắc với nhau. Người ta đã liên kết các trụ cầu bởi 9 sợi cáp bằng thép để tăng cường lực liên kết giữa các phiến đá của trụ cầu, các phiến đá được xếp xen kẽ, gắn chặt với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Phía bên ngoài cầu, người ta dùng 6 tấn đá móc để liên kết cầu thành một khối chặt chẽ; tránh cho trụ cầu bị nghiêng. Tất cả những yếu tố trên đã tăng thêm tính vững chắc cho cầu Triệu Châu.
Ngoài tính vững chắc ra, cầu Triệu Châu còn có giá trị nghệ thuật rất cao. Lối kiến trúc xếp bằng các phiến đá, vòm cầu mở rộng khiến cây cầu vừa vững chắc vừa có vẻ đẹp thanh thoát.
Kỷ lục về khẩu độ tĩnh của nhịp đơn cầu Triệu Châu là 37,03 mét được giữ nguyên trong hơn một ngàn năm; cho tới giữa thế kỷ 19 khi một cây cầu ở Pháp được xây dựng. Những cây cầu xếp đá nổi tiếng của châu Âu như cầu: Avenong, Viene Jinbor đều được xây vào khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 15; muộn hơn nhiều so với cầu Triệu Châu của Trung Quốc. Nhưng cho đến nay các cây cầu này gần như đã bị phá hủy hết, chỉ còn lại cầu Triệu Châu của Trung Quốc còn rất vững chắc.
Tại sao khi ôtô đi trên đườnglại cuốn theo những lớp bụi?
Khi đi đường có nhiều bụi bẩn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi những chiếc ôtô vượt lên trước, vì chúng thường cuốntheo những lớp bụi bẩn mù mịt trên đường, khiến bạn không mở được mắt ra, chỉ khi chiếc ôtô đó đã chạy rất xa bụi bẩn mới dần lắng xuống. Tuy nhiên cũng trên đoạn đường đó, có một ai đó chạy bộ vượt lên phía trước bạn, nhưng bạn lại không thấy bụi, Bạn có biết nguyên nhân tại sao không?
Cơ thể người và xe ôtô đều có một thể tích nhất định và đều chiếm một khoảng không gian nhất định. Con người tồn tại trong bầu không khí bao quanh Trái đất. Nơi nào con người đứng hay đi qua thì nơi đó không khí sẽ bị cơ thể con người đẩy giãn ra. So với ôtô, thể tích của con người tương đối nhỏ; tốc độ di chuyển tương đối chậm. Vì thế, khi có người chạy qua bên cạnh bạn, bạn hầu như vẫn không cảm thấy gì. Khi một chiếc xe ôtô có thể tích lớn gấp vài lần thế tích cơ thể bạn chạy qua, chúng sẽ làm giãn một lượng lớn không khí, tạo ra khoảng trống không khí xung quanh bạn. Do xe chạy với tốc độ nhanh, cuốn theo một luồng không khí có chứa nhiều bụi, luồng không khí bụi bẩn này sẽ lấp vào khoảng trống không khí xung quanh bạn, từ đó hình thành nên một dòng xoáy. Dòng xoáy không khí này sẽ cuốn bụi đất theo sát sau xe, khi xe chạy qua người bạn, lớp bụi đó sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Nếu là xe khách, trong khi chạy không được mở cửa sổ phía đuôi xe, bởi vì bụi đất sẽ theo không khí cuốn vào làm ô nhiễm không khí trong xe, ảnh hướng tới sức khỏe của hành khách.
Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều ví dụ tương tự hiện tượng trên. Chẳng hạn như khi một chú cá voi khổng lồ bơi sẽ cuốn theo một làn sóng rất mạnh. Bởi vì, thể tích của cá voi lớn hơn rất nhiều so với các loài cá khác, nên cơ thể chiếm một thể tích nước lớn. Khi cá bơi về phía trước sẽ có một lượng nước lớn ùa tới lấp vào chỗ cá voi đi qua. Vì thế tại phía đuôi của cá voi thường xuất hiện những đợt sóng lớn.