[Cập nhật] Lộ trình đổi mới sách giáo khoa các cấp từ năm 2021
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Đổi mới sách giáo khoa là vấn đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đề cập đến trong mấy năm gần đây. Tuy vậy, độ nóng của việc đổi mới sách giáo khoa chưa bao giờ giảm. Có rất nhiều ý kiến tranh cãi, thông tin xoay quanh việc đổi mới sách giáo khoa. Trong bài viết này, chuyên gia Vietlearn cập nhật những thông tin mới nhất về lộ trình đổi mới sách giáo khoa các cấp cho các quý phụ huynh và các bạn học sinh tham khảo.
Lộ trình đổi mới sách giáo khoa các cấp từ năm 2021
Lộ trình đổi mới sách giáo khoa
Từ ngày 26/12/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thực hiện ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Thông tư nêu rõ về lộ trình áp dụng đổi mới sách giáo khoa, áp dụng chương trình mới như sau:
Năm học 2020 -2021 thực hiện đổi mới đối với lớp 1.
Năm học 2021 -2022 thực hiện đổi mới với lớp 2 và lớp 6.
Năm học 2022 -2023 thực hiện đổi mới đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
Năm học 2023 -2024 thực hiện đổi mới đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
Năm học 2024 -2025 thực hiện đổi mới đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Bứt phá trí tuệ mạnh mẽ với kỹ năng ghi nhớ tuyệt đỉnh – Vietlearn
Nội dung đổi mới
Theo khung chương trình đổi mới sách giáo khoa, quá trình đào tạo gồm 2 giai đoạn:
Giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9)
Giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Cấp tiểu học
Ở tiểu học, chương trình giáo dục gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc Trong đó:
Lớp 1, lớp 2 và lớp 3 gồm môn tự nhiên và xã hội. Ngoài ra, học sinh sẽ phải học 2 môn tự chọn là môn ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số.
Lớp 3, lớp 4 và lớp 5 gồm môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Ngoại ngữ.
Lớp 4 và lớp 5 có thêm môn Lịch sử và địa lý, Khoa học.
Lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 giáo dục thể chất, nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm.
Theo nội dung đổi mới, thời lượng giáo dục là 2 buổi/ngày. Số tiết học mỗi ngày là 7 với thời lượng 35 phút/ tiết.
Cấp THCS
Nội dung giáo dục sau đổi mới sách giáo khoa ở cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:
Học sinh học các môn cơ bản là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử và địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật), Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương, 2 môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2).
Học sinh THCS giáo dục1 buổi/ ngày. Mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Thời gian mỗi tiết học là 45 phút.
Cấp THPT
Theo chương trình đổi mới sách giáo khoa, nội dung giáo dục cấp Trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:
Giữ nguyên các môn học: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất. Học sinh sẽ học thêm các môn học mới là: Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương, 2 môn học tự chọn (tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2)
Học sinh sẽ học 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học):
Nhóm môn khoa học xã hội gồm: lịch sử, địa lí, giáo dục kinh tế và pháp luật.
Nhóm môn khoa học tự nhiên gồm: vật lí, hóa học, sinh học.
Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật gồm: công nghệ, tin học, nghệ thuật.
Học sinh sẽ học 1 buổi/ngày. Mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Thời gian mỗi tiết học là 45 phút.
Đánh giá về sự đổi mới
Đánh giá về sự đổi mới giáo dục.
Đánh giá về sự đổi mới sách giáo khoa, chuyên gia Vietlearn thấy rằng đây là sự đổi mới cần thiết. Sự đổi mới này đang hương tới giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong giáo dục. Chương trình sách mới thực tiễn hơn. Học sinh sớm được phân hóa, tìm ra định hướng nghề nghiệp phù hợp cho mình. Đây là vấn đề cốt lõi để giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ hay học và làm trái ngành khi ra trường. Các trường hợp học rồi mới thấy không hợp, bỏ học ở bậc đại học cũng được giảm thiểu. Sự đổi mới này hướng tới đào tạo các mầm non tương lai thành công dân toàn cầu. Chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi vào hiệu quả của sự đổi mới này mang lại.
Phương pháp học tập hiệu quả
Phương pháp học tập hiệu quả
Sẽ có rất nhiều bạn học sinh, quý phụ huynh cảm thấy bối rối trước sự thay đổi của bộ giáo dục. Hầu hết sẽ thắc mắc, tìm kiếm phương pháp học tập mới để thích nghi. Chuyên gia Vietlearn bật mí phương pháp học tập hiệu quả trong thời kỹ đổi mới giáo dục:
Yếu tố tự học được đặt lên hàng đầu. Với sự đổi mới giáo dục này, học sinh chính là trung tâm. Vì vậy để buổi học trở nên hiệu quả, các bạn học sinh cần đọc, xem bài trước ở nhà. Và sau mỗi buổi học, việc tự giác ôn tập, tìm hiểu thêm là điều cần làm. Bởi học sinh sẽ không còn tiếp nhận thông tin, kiến thức một chiều như trước. Mà thông qua các tìm hiểu, hiểu biết sẵn có, thầy cô sẽ định hướng, vạch đường cho học sinh tự tìm hiểu. Việc tranh luận, trình bày các ý kiến, phản biện trên lớp cũng được khuyến khích.
Trên là những thông tin về đổi mới giáo dục, đổi mới sách giáo khoa mà Vietlearn muốn cập nhật đến bạn đọc. Mong rằng bài viết này hữu ích với người đọc. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay với Vietlearn để được giải đáp. Vietlearn ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam cung cấp các khóa học cho các bạn học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Hứa hẹn giúp bạn học sinh cải thiện điểm số trong thời gian ngắn.
[Cập nhật] Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2021