Thôi miên có nguy hiểm không?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 4 – Arkady Leokum
Nhiều người có những ý nghĩ kỳ quặc về thuật thôi miên. Chẳng hạn, theo họ, người bị thôi miên rồi là không bao giờ “tỉnh” lại được. Hoặc, người bị thôi miên có thể bị sai khiến phạm tội ác hoặc làm một việc gì đó gây hại. Tất cả đều sai! đúng là có thể có một sự nguy hiểm do thuật thôi miên gây ra và sự nguy hiểm đó là do những người không được huấn luyện hoặc những người chẳng biết gì về thuật tâm lý học. Chính vì vậy mà thuật thôi miên – trong vài trường hợp – có thể gây hại cho người bị thôi miên. Ngày nay thuật thôi miên được dùng để chữa bệnh, chữa răng (cho bệnh nhân không cảm thấy đau), phẫu thuật và nhất là chữa trị các bệnh tâm thần.
Một người bị thôi miên lâm vào trạng thái giống như ngủ say. Nhưng có nhiều mức độ “ngủ say” trong trạng thái bị thôi miên. Người bị thôi miên cũng có thể tỉnh táo và nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh. Cũng có thể người bị thôi miên lâm vào trạng thái hôn mê “sâu” đến nỗi chẳng biết những gì đang diễn ra quanh mình ngoại trừ những mệnh lệnh, gợi ý do người thực hiện thôi miên đưa ra. Những mệnh lệnh, gợi ý mà người bị thôi miên thực hiện theo thường là thế đứng, đi, rùng mình hoặc hít thở không khí. Người thực hiện thôi miên cũng có thể điều khiển nhịp tim – nhanh lên hay chậm đi – của người bị thôi miên, hoặc khiến cho sắc diện của người bị thôi miên hồng hào hay tái mét đi. điều đáng chú ý nữa trong thuật thôi miên là người thực hiện thôi miên có thể “điều khiển” được cả cảm giác của người bị thôi miên. Chẳng hạn người thôi miên có thể khiến người bị thôi miên ghét những món ăn mà bình thường anh ta rất thích hoặc ngược lại. Sự đảo ngược thay đổi này chỉ kéo dài trong lúc bị thôi miên hoặc có thể trong vài tháng, và trong vài trường hợp thì có thể kéo dài mãi mãi.