Bọ rùa ăn gì?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum
Bạn đã từng thấy một loại côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống; phủ giáp trụ màu vàng óng, trên mặt cánh còn điểm mấy chấm đen chưa? Nó là con bọ rùa (bọ cánh cứng) tiếng tăm lừng lẫy trong bộ cách vỏ.
Loại bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ màu cam có 7 nốt đen, mỗi cánh có 3 nốt, còn một nốt ở chỗ giáp lại giữa hai cánh, đây là loại bọ rùa to nhất và là một thợ săn đáng để chúng ta khâm phục.
Bọ rùa có nhiều cái để ăn, đồ ăn chính của nó là rệp lúa (sâu hại bông, thuốc lá). rệp lúa có rất nhiều trên cây cối, dùng miệng kiểu chọc hút chọc vào vỏ cây rồi hút chất nước trong cây, khiến cho cây cối bị khô héo nhanh. Chúng ở dày đặc trên lá cây. Nếu bạn phát hiện chúng thì nên tìm vài con bọ rùa đặt lên cây, một lúc sau, bạn sẽ thấy bọ rùa chén sạch rệp lúa. Một con bọ rùa một ngày ăn hết hơn 100 con rệp lúa, cho nên bọ rùa là loài côn trùng có ích. sự sống và sinh sôi nảy nở của bọ rùa cũng rất thú vị. Mùa xuân, cây cỏ nẩy chồi đâm lộc. Rệp lúa trú qua mùa đông bò ra vì chúng “biết” lúc đó có đủ đồ ăn. Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một con bọ rùa cái một lần đẻ ra mười mấy trứng, thường sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng và vừa nở ra ấu trùng đã ăn ngay vỏ trứng và các trứng khác không nở được, sau đó, đi tìm các con rệp lúa để ăn. Ấu trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn 10 con rệp lúa, càng lớn nó càng ăn nhiều rệp lúa. qua ba lần lột xác và hóa nhộng, trong khoảng 1-2 tháng là thành trùng. Trong thời gian này, tối thiểu nó ăn tới hơn 1000 con rệp lúa.
Có tới hơn 3500 loài bọ rùa, phần lớn thuộc loại ăn thịt. sử dụng bọ rùa làm kẻ thù tự nhiên để phòng trị côn trùng có hại rất có hiệu quả. quan sát sự biến hóa và sự xuất hiện các nốt đen trên cánh của bọ rùa rất thú vị. Khi vừa mới từ vỏ nhộng chui ra, phần đầu, ngực và chân của bọ rùa hầu như toàn màu đen, phần lưng phía trước ngực thường có một số nốt trắng thông thường, màu của cánh rất nhạt, hầu như là màu trắng, không có một nốt nào trên cánh. Dần dần trên cánh xuất hiện nốt đen, nốt đầu tiên xuất hiện là chỗ giáp lại giữa hai cánh và phía sau cùng, nốt phía trước xuất hiện sau cùng. Càng về sau, màu sắc càng đậm, cánh cũng cứng lên, điều đó cần một ngày. Nếu lúc đó bạn dọa nó một chút, các nốt không xuất hiện nữa, “áo săn” sẽ vĩnh viễn như vậy, màu sắc cũng không sẫm nữa, cánh cũng không cứng nữa, hình như tất cả đang đình trệ. Nếu bạn chia ra mấy lần thí nghiệm trên các con bọ rùa khác nhau, bạn sẽ thấy các nốt sẽ khác nhau, thật là lý thú! vậy thì quá trình biến màu rút cuộc là chuyện gì? Chẳng ai biết cả, vì cho đến nay, hình như chưa có người nào tiến hành nghiên cứu cả.