Tại sao đom đóm phát ra ánh sáng?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Buổi tối mùa hè, trong bụi cây ở trong rừng thường thấy ánh sáng lập lòe di động trong đêm, làm tăng sự thần bí của rừng đêm tĩnh mịch. ai đang mang lửa thần múa lượn vậy? Đó chính là con đom đóm.

Từ xưa, con người đã biết tới con đom đóm. Có hơn 2000 loài đom đóm phát ra ánh sáng. Có loại chỉ có đom đóm cái mới phát ra ánh sáng nhưng chúng không có cánh. Có loại đom đóm đực cũng phát ra ánh sáng nhưng không sáng bằng đom đóm cái, chúng có cánh nên bay được.

Tại sao đom đóm phát ra ánh sáng? vốn chúng có bộ phát sáng đặc biệt ở mặt bụng phần cuối bụng: ở đó có lớp da trong suốt, mặt dưới là lớp phát quang, trong đó có hàng ngàn tế bào phát quang. Tế bào phát quang có chất phát quang – huỳnh quang tố (luciferin) và huỳnh quang môi (luciferaza), còn có chất tích lũy năng lượng. Khi khí quản đưa oxy vào, dưới sự trợ giúp của huỳnh quang môi, huỳnh quang tố bị oxy hóa (oxyluciferin) và phát quang. Mặt dưới lớp phát quang có lớp phản quang có thể phản chiếu quang. sau đó, quang tố oxy hóa lấy năng lượng từ chất tích lũy năng lượng rồi hoàn nguyên thành huỳnh quang tố, lại tiếp tục oxy hóa để phát quang. Chu kỳ đó cứ lặp đi lặp lại.

Tại sao đom đóm chỉ phát sáng lập lòe? vì chúng khống chế

Bộ phát quang của đom đóm

Lớp phản xạ

Khí quản lớp phát quang

Lớp chất sừng việc thở của bản thân: thở nhanh cấp oxy nhiều, phát quang sẽ sáng; thở chậm cấp oxy ít, phát quang mờ.

Tại sao ánh sáng đom đóm có màu vàng xanh và vàng quýt? Đó là do huỳnh quang môi trong mình các loại đom đóm khác nhau.

Đom đóm phát quang để tìm “bạn đời” và cũng là để đi tìm đồ ăn. Cách ánh sáng lập lòe của các loại đom đóm khác nhau. Khi đom đóm đực bay lượn bốn phương phát ra ánh sáng tìm đom đóm cái, đom đóm cái cũng trả lời theo cách phát quang đó, đom đóm đực sẽ nhận ra đó là đồng loại của mình, bay theo ánh sáng tìm đến, hoàn thành cuộc hôn nhân mỹ mãn.

Tháng năm tháng sáu hàng năm, đom đóm giao phối, đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng và trú qua đông dưới đất, tháng tư tháng năm của mùa xuân sau biến thành nhộng, và phát triển thành thành trùng. Điều kỳ lạ là trứng, ấu trùng và nhộng của đom đóm cũng đều phát quang. Ấu trùng rất thích ăn ốc sên. Cách ăn cũng rất tài tình. sau khi ấu trùng tìm thấy ốc sên ở mặt đất, đầu tiên nó gõ nhẹ mấy cái, thật ra đó là nó tiêm chích chất mê vào cơ thể ốc sên, sau đó lại cho dịch tiêu hóa vào làm cho thịt ốc sên tiêu hóa thành chất nước để ăn hút. Thường thì mấy con ấu trùng cùng ăn một con ốc sên. ánh sáng của đom đóm là ánh sáng lạnh, hầu như không sinh ra nhiệt, cho nên hiệu suất chuyển hóa năng lượng rất cao, gần như 100%, mà đèn điện thông thường chúng ta đang dùng chỉ có 3-6%. Ở nước ta, thời xưa, ông Nguyễn hiền nhà nghèo đã bắt con đom đóm cho vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách, sau thi đỗ Trạng Nguyên.