Bắc Băng Dương ra sao?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum 340 năm trước, nhà thám hiểm Hà Lan Barents vẽ vùng biển này thành một biển độc lập, gọi là Bắc Băng Dương. 150 năm trước, Hội Địa Lý Luân Đôn nước Anh đặt tên là Bắc Băng Dương. Bắc Băng Dương lấy Bắc cực làm trung tâm, là vùng biển khí hậu quanh năm rất lạnh giá, những mảng trắng suốt năm tháng không tan phủ lên mặt biển và trôi nổi, người ta gọi là “biển không sợ lạnh”.

Bắc Băng Dương ở tận đỉnh phía Bắc trái đất, bao lấy châu Á, châu Âu, châu Bắc Mỹ. Giữa châu Á và Bắc Mỹ có eo biển Bering nối thông với Thái Bình Dương; giữa châu Âu và Bắc Mỹ có một vùng nước khá rộng thông với Đại Tây Dương.

Bắc Băng Dương là “anh năm” trong gia tộc biển cả; diện tích không tới 1.500km2, chỉ là 1/12 của Thái

Bình Dương; độ sâu bình quân không tới 1.100m, không bằng 1/3 của Thái Bình Dương, độ sâu lớn nhất khoảng 5.500m, chỉ là 1/2 của Thái Bình Dương. Cho nên Bắc Băng Dương là em út trong gia tộc biển cả.

Đường ven bờ Bắc Băng Dương gấp khúc, có nhiều biển vùng ven nông nhưng rộng. Bắc Băng Dương có nhiều đảo, về số lượng chỉ đứng sau Thái Bình Dương, chiếm thứ nhì trong các đại dương. Đảo Greenland lớn nhất thế giới, nằm giữa Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Do khí hậu lạnh giá, băng phủ quanh năm nên công việc điều tra nghiên cứu tương đối ít. Mãi đến những năm 20-30 của thế kỷ XX mới lập một trạm trên mặt

Châu Bắc Mỹ

Đảo Green- land

Đại Tây Dương

Điểm Bắc cực Bắc Băng Dương

Thái Bình Dương

Châu Á

Châu Âu băng để nghiên cứu thí nghiệm. Cho nên, Bắc Băng Dương là một biển người ta ít nghiên cứu và tìm hiểu.

Bắc Băng Dương là một thế giới băng tuyết tương đối bình thản, băng trên biển dày tới 2-3m, trên đảo cũng bị lớp băng tuyết dày phủ kín. Băng ở ven đảo vỡ ra và trôi xuống biển, hình thành những núi băng nhỏ, mảnh băng nhô cao khỏi mặt nước tới hơn 20m tựa như những đảo nhỏ vậy, chúng theo dòng nước biển trôi từ từ theo một hành trình rất dài.