Tại sao lại có hố sâu đáy biển?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

Khi chúng ta quan sát địa hình đáy biển của các đại dương trên thế giới sẽ thấy mạch núi đáy biển là bạn đồng hành của hố sâu, tựa sát gần nhau, tạo ra địa hình đáy biển cách biệt rất lớn. Tại sao như vậy?

Để giải thích rõ nguyên nhân tạo ra hố sâu, chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ: một miếng gỗ cứng ép vào một miếng da, trước tiên là miếng da biến dạng vồng lên, khi tiếp tục đẩy miếng gỗ, miếng da vênh lên, miếng gỗ sẽ thúc sâu vào phần dưới miếng da. Sự hình thành hố sâu đáy biển cũng gần tương tự như thí nghiệm trên, sau khi một vỏ đất khá mềm và một vỏ đất khá cứng chạm nhau, nếu cứ tiếp tục ép vỏ đất mềm sẽ vồng lên, vỏ đất cứng chui vào phía dưới vỏ đất mềm. Kết quả là vỏ đất mềm vồng lên thành sống núi trung ương cao to; khi vỏ đất cứng chui vào, dải tiếp xúc của vỏ cứng và vỏ mềm sẽ hình thành hố rất sâu. Do một bên vỏ đất cứng rất rắn chắc, khó biến dạng nên tạo ra địa hình bao la của đồng bằng đáy biển và lòng chảo đáy biển…

Hình dạng của hố sâu thường là hình cung hoặc đường thẳng, dài nhất tới 4500km, thường rộng 40- 120km, độ sâu nước biển từ 6000-11000m. Hố sâu đáy biển sâu và dốc, sát gần sống núi trung ương thì hầu như thẳng đứng, dốc phía lòng chảo tương đối thoải.

Hố và quần đảo cùng tồn tại sát cạnh nhau hình thành một hệ thống hố quần đảo thống nhất, phần lớn hố ở về phía bên biển của quần đảo. Hố thường có ở vùng ven đại dương, chủ yếu hình thành quần đảo vòng Thái Bình Dương. Phía Tây Thái Bình Dương, hố và quần đảo sắp xếp song song với nhau; còn phía đông thì cùng tồn tại hố và quần thể núi lửa ven bờ

Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương cũng có hố sâu đáy biển nhưng ít.

Hố sâu đáy biển và quần thể núi lửa cùng tồn tại bên nhau, vỏ đất hoạt động luôn, là nơi dễ bị động đất mạnh.