Tế bào có cấu tạo kỳ diệu như thế nào?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum
Những tế bào nhỏ bé mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được có cấu trúc phức tạp và tinh vi. Nhìn qua kính hiển vi, chúng ta có thể thấy bề ngoài của tế bào được bao bọc bởi một lớp màng cực mỏng, gọi là màng tế bào. Trong màng tế bào có chứa một chất dịch sánh có tính kết dính và trong suốt gọi là tế bào chất. giữa tế bào chất là nhân tế bào có cấu tạo hình cầu. Tất cả mọi hoạt động sống của tế bào đều nhờ vào màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào. màng tế bào là một lớp mô mỡ không màu do những phân tử phospho và protein sắp xếp theo một thứ tự đặc biệt tạo nên. Nó như một chiếc áo khoác xinh đẹp bao
Màng tế bào
Tế bào chất
Thể golgi
Dịch nhân
Nhiễm sắc thể
Hạt nhân
Màng nhân
Mạng lưới nội chất
Ty thể
Lỗ nhân
Các ribosom trên mạng lưới nội chất
Các ribosom tự do
Trung thể
Cấu tạo của tế bào cơ thể con nguời dưới kính hiển vi điện tử bọc phía ngoài tế bào. Do những phân tử phospholipid và protein luôn ở trạng thái hoạt động, khiến “chiếc áo khoác” của tế bào luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ, nó có thể phân biệt được những chất cần thiết chung quanh tế bào, đồng thời dùng mọi cách để dẫn chúng vào bên trong tế bào, hệt như đang đón tiếp những người bạn quý vậy. Ngược lại, nó cũng phát hiện ra những chất không cần thiết cho tế bào, ngăn cản “những vị khách không mời mà đến” này xâm nhập vào “vương quốc tế bào”. Vì vậy, trong sinh vật học, màng tế bào là lớp màng có đặc tính chọn lọc các chất đi qua.
Tế bào chất là toàn bộ các chất nằm trong màng tế bào, quanh nhân tế bào. Nó được cấu tạo chủ yếu bởi chất dịch trong suốt không màu gọi là dịch tế bào và vô số các bào quan có cấu trúc rất nhỏ bé nằm trong đó. Các bào quan này không thể thấy rõ bằng kính hiển vi thường mà chỉ có thể quan sát chúng bằng kính hiển vi điện tử, các bào quan này có cấu tạo và hình dạng khác nhau, chúng chiếm những vị trí quan trọng nhất định trong tế bào chất và có những chức năng độc đáo hoàn toàn không giống nhau, thế nên các nhà khoa học cho chúng những cái tên khác nhau, ví dụ: ty thể là nơi tế bào tiến hành hô hấp và cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào. Tuy bé đến nỗi kính hiển vi cũng không thấy rõ, nhưng chúng lại được mệnh danh là “xưởng động lực” của tế bào. Ribosom là bào quan có kích thước còn nhỏ hơn so với ty thể. Nó là nơi tế bào tổng hợp chất protein. Ngoài ra còn có thể golgi, trung thể và lưới nội chất, chúng cũng có một số chức năng quan trọng riêng.
Việc tìm hiểu tế bào giúp chúng ta phát hiện ra những khoảng trống nhỏ bé trong tế bào, chúng tạo nên những khu vực chính xác và khoa học, hình thành những cấu tạo bé nhỏ và khác thường, mỗi cái thực hiện những chức năng độc đáo nhưng không hề lẫn lộn hay gây trở ngại lẫn nhau, khiến cho hoạt động sống cỉa tế bào hoàn chỉnh, phức tạp nhưng theo trật tự nhất định. sinh vật học gọi chúng là không bào.
Nhân tế bào nằm giữa tế bào là phần trung tâm của tế bào. Bề mặt của nhân tế bào là một lớp màng có lỗ, lớp màng này không những phân chia những chất trong nhân tế bào với tế bào chất, mà còn có thể khiến chúng tiến hành trao đổi chất với nhau. Trong nhân chứa đầy dịch gọi là dịch nhân, trong dịch nhân có hạch nhân và nhiễm sắc thể. sở dĩ được gọi là nhiễm sắc thể là vì nó thường có hình sợi mỏng và dễ bị nhuộm bởi những chất có tính kiềm. Nó được cấu tạo bởi DNa(*) và protein cùng các thành phần hóa học khác. Trong đó DNa có liên quan chặt chẽ với tính di truyền của người, bề mặt của chúng mang những thông tin, tín hiệu truyền về tướng mạo, tính cách, thân thể và cả
DNA: deoxyribonucleic acid một số bệnh di truyền của người đó. giới sinh vật học gọi những thông tin, tín hiệu này là “gien”. Vì thế nhân tế bào là nơi tập trung gien liên quan đến tính di truyền và biến dị.