Việc quảng cáo tiềm thức có hiệu quả không?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Hành động của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi các ý nghĩ đã len lỏi vào tâm trí vô thức của chúng ta. Không hề ngạc nhiên, đã có các cuộc náo động vào năm 1957 khi Công ty Subliminal Projection có trụ sở ở New York tuyên bố rằng họ có thể làm tăng doanh số bằng cách chèn những thông điệp tiềm thức vào các quảng cáo. Trong một buổi thông cáo báo chí, công ty này đã công bố kết quả về một cuộc thí nghiệm tiến hành tại rạp chiếu phim địa phương, nơi mà khẩu hiệu “Uống Coca” và “Ăn bắp rang” được chen vào một bộ phim, xuất hiện chưa đến một phần ngàn giây. Theo công ty này, mặc dù không có ai chú ý thấy sự chèn này, doanh số Coca đã tăng 18% và doanh số bắp rang đã nở bung hơn 50%.
Các nhà tâm lý học đã kết tội thí nghiệm này là một cơn ác mộng và các nhà quản lý việc phát sóng tiến hành cấm tất cả các phương pháp quảng cáo tiềm thức này. Ở Anh, các quảng cáo như vậy vẫn bị cấm trong điều lệ của British Broadcasting Act năm 1990. Tuy nhiên, đề tài này vẫn ngóc đầu lên hết lần này tới lần khác. Năm 2000 trong chiến dịch tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ, Đảng Cộng hòa đã bị buộc tội là chèn từ “chuột” trong một quảng cáo trên TV để mô tả hình ảnh của Al Gore (họ đã phủ nhận lời buộc tội và tuyên bố nó chỉ là một phần của “các quan chức”).
Bất chấp sự nổi giận vì việc xâm phạm (giả định) tới sự tự do quyết định của chúng ta, chẳng có bằng chứng nào cho thấy các quảng cáo tiềm thức là hiệu quả hơn các quảng cáo thường. Trong khi bộ não chắc chắn có thể phát hiện các thông điệp quá nhanh đối với sự nhận thức có ý thức, tất cả các đáp ứng với chúng đều phải đi qua vùng tâm trí có ý thức, nơi giữ quyền năng lớn nhất trong sự bác bỏ.