Tại sao khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm lại là một đoạn thẳng?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Bất kì ai có một ít hiểu biết về hàng hải đều biết rằng điều trên không phải luôn luôn đúng: khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm bất kì trên địa cầu (hoặc bất cứ quả cầu nào) là một phần của một “đường tròn khổng lồ” có đường kính bằng với đường kính của đường xích đạo.
Tuy nhiên, điều đó lại luôn đúng trên những tờ giấy phẳng, và một bằng chứng có thể được rút ra từ các định lý về tam giác của Euclid trong thế kỉ thứ tư trước Công nguyên. Vẽ hai điểm A và B với một đoạn thẳng nối giữa chúng, sau đó hãy tưởng tượng rằng có một đường khác có thể nối hai điểm đó, đường đi đó khiến bạn có thể nhảy qua đoạn thẳng kia, ngang qua một điểm C. Các Định luật của Euclid chỉ ra rằng dù điểm C có gần như nằm trên đoạn thẳng ban đầu, khoảng cách từ nó đến điểm A cộng với khoảng cách từ nó đến điểm B thì luôn luôn lớn hơn khoảng cách ban đầu giữa điểm A và B. Nên, chỉ một góc lệch rất nhỏ so với đường thẳng ban đầu cũng luôn luôn làm tăng thêm khoảng cách.
Có thể khái quát hóa ý tưởng biến một đường thẳng thành một mặt cong. Việc tính toán hình dạng của nó gây ra khá nhiều khó khăn cho các nhà toán học cho đến tận năm 1915, khi Einstein đưa ra Thuyết tương đối. Thuyết này nói rằng các tia sáng đi theo dạng sóng, hình dạng giúp đưa ra cách đo đạc cường độ trọng lực.