Tại sao những lỗ nhỏ trên các trái banh golf giúp cho chúng bay xa hơn?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 10 – Arkady Leokum
Các quả banh golf có được hình dạng có nhiều lỗ đặc biệt như vậy cách đây khoảng một thế kỷ, khi các nhà sản xuất nắm bắt được các lợi ích của một phát hiện rằng một trái banh với bề mặt lỗ chỗ sẽ bay xa hơn và cao hơn so với những quả banh hoàn toàn trơn nhẵn. Điều này rõ là trái với trực giác: chắc chắn một thứ với bề mặt lởm chởm sẽ gặp phải nhiều ma sát hơn khi nó bay xuyên qua không khí?
Lời giải thích nằm ở tác động của các lỗ vào dòng không khí xung quanh quả banh. Khi đang bay, một vệt không khí hỗn loạn được hình thành phía sau trái banh, hút năng lượng từ quả banh, có nghĩa là quả banh sẽ không thể bay xa như mong đợi. Các lỗ trên quả banh cho không khí tương đối “nhớt” thổi xung quanh quả banh các điểm tựa để nó bám vào và kết quả là quả banh tự bao bọc bề mặt của mình một cách trơn nhẵn hơn, làm giảm kích thước của các vệt không khí hỗn loạn. Nhờ đó, giảm năng lượng mất do sự kéo và cho phép trái banh bay xa hơn đối với một cú đánh mạnh.
Những nhà sản xuất banh đánh golf đã tốn rất nhiều thời gian trong việc cố gắng tìm kiếm sự kết hợp tối ưu kích thước, hình dạng và sự sắp xếp của các lỗ nhỏ trên quả banh. Trong rất nhiều năm, hình dạng tương đối đơn giản của khoảng 300 lỗ nhỏ đã được nghĩ là tối ưu. Năm 1995, nhà sản xuất người Mỹ Wilson đã giới thiệu quả banh có 500 lỗ của mình ra thị trường, quả banh này được thiết kế bởi một chuyên gia khí động học của NASA, bao gồm 500 lỗ với nhiều kích thước khác nhau được sắp xếp thành dạng của 60 tam giác cầu. Các lỗ lớn được cho rằng có thể làm giảm tác động của sự chuyển động hỗn loạn của không khí, làm tăng lực nâng và duy trì độ xoáy truyền vào quả bóng, trong khi các lỗ nhỏ giúp kiểm soát lực nâng. Dù sao, các quả bóng này cũng không thể biến một vận động viên 20 tuổi chơi kém thành nhà vô địch thế giới Tiger Woods.