Khả năng sự sống tương tự như ở trái đất tồn tại ở các nơi khác trong vũ trụ là bao nhiêu?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Nếu cứ hình dung theo bộ phim khoa học viễn tưởng Star Trek, vũ trụ có đầy các dạng sống trông rất giống con người, ngoại trừ việc họ có các lỗ tai nhọn hay ngón tay trỏ toả sáng. Nếu vũ trụ của chúng ta thật sự là vô hạn (và như triết gia La Mã Lucretius đã chỉ ra, nó còn có thể là gì chứ?), vậy thì hoàn toàn chắc chắn là sẽ có các dạng sống giống như chúng ta tới từng chi tiết tồn tại đâu đó ngoài vũ trụ kia – tuy nhiên, cũng có một điều chắc chắn rằng, chúng ta có vẻ như sẽ không bao giờ có thể gặp được họ.
Chỉ cần một kiến thức sơ lược về quá trình tiến hóa của sự sống trên hành tinh này cũng đủ để thấy rõ rằng chỉ có một khả năng vô cùng nhỏ để một chuỗi các sự kiện giống như vậy sẽ được lặp lại ở nơi khác, ít nhất là ở trong vùng vũ trụ đã biết của chúng ta. Đầu tiên cần phải có sự hình thành của một hành tinh giống như của chúng ta, với đúng một khoảng cách như vậy tới một ngôi sao cũng giống như mặt trời và có một hỗn hợp các chất khí trong khí quyển thật phù hợp. Sau đó các quá trình sinh hóa dẫn tới sự xuất hiện của một dạng sống dựa trên DNA phải được lặp lại. Do chúng ta vẫn chưa biết chính xác các quá trình trên diễn ra như thế nào, nên thật khó để đánh giá nhưng người ta đã ước lượng rằng một tế bào sống đơn giản nhất cần ít nhất 50 gen và cơ may để một chuỗi DNA chính xác như vậy được lặp lại một lần nữa là 1/10 tiếp tục với 5400 con số 0. Các điều ngẫu nhiên không thể xuất hiện liên tục lâu như thế.