Thiên thạch có gây ra tiếng động khi chúng rơi vào trái đất không?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum

Đi vào khí quyển trái đất ở tốc độ 18.000m/s hoặc hơn nữa, hầu hết các khối mảnh vỡ vũ trụ này đều cháy hết ở quá cao để sinh ra bất cứ tiếng động nào mà chúng ta có thể nghe thấy từ mặt đất. Còn các thiên thể mà xâm nhập sâu vào khí quyển thì tạo ra một sóng chấn động bởi không khí bị nén ở phía trước chúng, và có thể đến được mặt đất như một quả bom âm thanh nghe được.

Trong nhiều trường hợp, sự nén khí động học lớn tới mức các sao băng nổ ra trong không trung, với một tác động nghiêm trọng.

Năm 1999, các nhà khoa học ở phân viện địa chấn học của Viện thiên thạch học hoàng gia Hà Lan đã phát hiện các sóng hạ âm phát ra bởi một sao băng bị vỡ ở độ cao khoảng 15.000 mét, với sự mãnh liệt của một quả bom nguyên tử nhỏ. Đôi khi các vụ nổ trong không khí này có thể nghe trực tiếp được, theo như phát hiện của các cư dân một vùng xa xôi ở đảo bắc New Zealand vào ngày 8 tháng 7 năm 1999. Hiếm hơn nữa, sao băng tìm được đường xuống tới trái đất và chuyển thành các “thiên thạch” bằng việc va vào mặt đất như một quả đấm mạnh. Điều đáng buồn là hiếm có ai ở quanh đó để nghe nó và sự tới nơi của một nguồn vật chất liên hành tinh quý giá khác đã không được phát hiện.