Có trường hợp nào phi thuyền bị phá hỏng bởi “mảnh vỡ không gian” không?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Các tuyên bố rằng Trạm không gian quốc tế có thể bị phá hủy bởi sự va chạm của một viên đạn kim loại bay trên quỹ đạo thực sự có một số cơ sở. Năng lượng trong một cú va chạm như vậy thì thực sự là rất đáng sợ. Ở quỹ đạo trái đất thấp, tốc độ va chạm trung bình là khoảng 1.000m/s, một tốc độ mà sẽ biến ngay cả một viên đạn nhỏ thành một cú húc có khả năng hủy diệt của một chiếc ôtô đang chạy khoảng hơn 200km/h. Và không hề thiếu những vật thể có thể tạo ra một cú va chạm kinh khủng như vậy. Các nhà thiên văn học ước tính rằng có khoảng 100.000 mảnh kim loại với chiều ngang từ 1 tới 10 cm đang bay lơ lửng xung quanh quỹ đạo trái đất.
Thật may mắn, cho đến giờ, mối đe doạ từ các mảnh vỡ không gian vẫn chưa gây ra nhiều cú va chạm lắm. Liên Xô (cũ) đã nghi ngờ rằng sự biến mất đầy bí ẩn của vệ tinh Kosmos 1275 năm 1981 của họ là kết quả của một sự va chạm với các mảnh vỡ không gian. Nhưng trường hợp đầu tiên được xác nhận là vào tháng 7 năm 1996, khi một vệ tinh gián điệp của Pháp bị va phải bởi một mảnh kim loại bay ở tốc độ 14.000m/s. Được đặt tên là Cerise, chiếc vệ tinh nặng hơn 45kg được phóng lên năm 1995 để nghe trộm các liên lạc điện tử của các chính phủ nước ngoài. Kẻ tấn công nó là một khối có kích thước một gói ngũ cốc nhỏ của tên lửa nâng đỡ Aria phóng lên vào năm 1986. Thật ngạc nhiên, bất kể hệ thống giữ thăng bằng của có đã bốc hơi sau cú va chạm, bộ điều khiển của Cerise vẫn có thể vá nó lại và tiếp tục nhiệm vụ. Cho tới giờ, những người Mỹ không nghĩ họ đã mất bất cứ một phi thuyền nào bởi các mảnh vỡ không gian.
Trong khi các trường hợp hi hữu đó không thực sự đặt ra một mối đe dọa, ta vẫn phải e ngại một “hiệu ứng thác đổ”, trong đó khi một cú va chạm phá hủy một phi thuyền, nó tạo ra rất nhiều mảnh vỡ mà sau đó lại phá hủy các phi thuyền khác và cứ tiếp tục như vậy, trong một phản ứng dây chuyền hủy diệt. Đã có nhiều đề xuất nhằm đẩy lùi tai họa tiềm tàng này bằng cách gởi lên nhiều vệ tinh nhỏ để dọn dẹp vùng vũ trụ bên cạnh chúng ta. Cho tới giờ, các kế hoạch dọn dẹp như vậy đã được hưởng ứng rất nhiệt tình.