Tại sao Sao Thổ là hành tinh duy nhất có các quầng sáng bao quanh?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Tuy các quầng sáng quanh sao Thổ thật sự đẹp mắt, chúng cũng không phải là duy nhất. Một hệ thống quầng tối đã được tìm thấy quanh sao Thiên
Vương khi hành tinh này băng ngang qua mặt một ngôi sao mờ vào tháng 3 năm 1977. Ánh sáng từ ngôi sao bị làm mờ đi nhiều lần khi băng qua hai bên của Thiên Vương tinh; các quan sát sau đó đã khám phá ra sự hiện diện của mười một quầng sáng riêng biệt. Một bộ ba quầng sáng được tìm thấy vòng quanh sao Mộc năm 1979 bởi phi thuyền Voyager một và bốn quầng sáng quanh sao Hải Vương bởi phi thuyền chị em của Voyager 1 là Voyager 2, trong chuyến thám hiểm năm 1989.
Nguồn gốc của các quầng sáng quanh sao Thổ vẫn là một câu đố kể từ lúc chúng được thoáng nhìn thấy bởi Galileo vào tháng 7 năm 1610. Qua một kính viễn vọng khá nhỏ của ông, các quầng sáng trông giống như hai giọt nước dính vào cả hai bên của sao Thổ. Cần phải có một kính viễn vọng tinh vi hơn của nhà thiên văn học Christiaan Huyghens để khám phá ra các quầng sáng năm 1655. Năm 1859, nhà lý luận xuất sắc người Scotland James Clerk Maxwell chứng minh bằng toán học rằng các quầng sáng không thể ở dạng rắn, vì chúng sẽ bị xé ra bởi sức ép nội tại do lực hấp dẫn của sao Thổ. Dự đoán của ông không được xác nhận hoàn toàn cho đến tận năm 1979, khi tàu thăm dò Pioneer 11 của NASA khám phá ra các quầng sáng được tạo thành từ các hạt giống như băng có bề rộng không lớn hơn một vài mét. Làm thế nào mà chúng có thể đến được nơi đó vẫn còn là một bí ẩn: dự đoán có vẻ hợp lý nhất là có một sao chổi đi lang thang nào đó băng qua gần sát với sao Thổ và bị xé nhỏ bởi lực hấp dẫn của Sao Thổ.