VÌ SAO TRỤ SẮT DELHI KHÔNG GỈ?
Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh
Cột sắt 1.600 tuổi tại Delhi (Ấn Độ) từ lâu đã nổi tiếng vì không hề bị gỉ sét trong hàng nghìn năm qua, bất chấp điều kiện khắc nghiệt của thời tiết trong vùng. Các chuyên gia của Viện công nghệ Ấn Độ mới đây phát hiện ra một lớp màng mỏng, là hợp chất của sắt, oxy và hidro, đã bảo vệ cho cột trụ này.
Sơ đồ vùng tam giác quỷ Bermuda
Cột trụ sắt ở Delhi cao hơn 7 m, nặng hơn 6 tấn, được dựng nên bởi hoàng đế Kumara Gupta của triều đại Gupta (thống trị Bắc Ấn vào năm 320-540). Các nhà nghiên cứu cho biết lớp màng bảo vệ được hình thành trong khoảng 3 năm sau khi công trình được dựng lên và kể từ đó, tốc độ dày lên rất chậm. Sau 1600 năm, bề dày của nó chỉ là 1/10mm. Màng xuất hiện nhờ sự xúc tác của số lượng lớn phốt pho trong sắt, khoảng 1% (trong khi sắt thời nay chứa lượng phốt pho không quá 0,05%).
Lượng phốt pho cao như vậy là hệ quả từ một quy trình chế tạo sắt độc đáo của người Ấn Độ cổ đại: Trước khi quặng sắt được ép thành thép, họ trộn nó với than củi, là loại vật liệu chứa rất nhiều phốt pho. Trong khi đó, các lò luyện kim hiện đại sử dụng đá vôi thay cho than củi để tách xỉ quặng khỏi kim loại. Lượng kim loại này sau đó được chuyển thành thép. Chính trong quá trình tách xỉ quặng, hầu hết phốt pho đã bị loại bỏ.