Con rối loạn tâm lý tuổi dậy thì, cha mẹ nên đối diện thế nào?
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì là cách gọi tên tập hợp những hội chứng tâm lý. Trẻ có thể sẽ gặp phải trong thời gian dạy thì với những biến đổi nhanh chóng về tâm – sinh lý. Đây là giai đoạn dễ bị khủng hoảng nhất đối với trẻ. Có thể những thay đổi bất ngờ khiến các em trở nên hoang mang. Và nghi ngại về bản thân cũng như sợ hãi, không làm chủ được chính minh. Từ đó nảy sinh các biểu hiện tâm lý tiêu cực và dễ rơi vào rối loạn tâm lý.
Những thông tin cần biết về rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Những thông tin cần biết về rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Các hội chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì xảy ra do đâu?
Các hội chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì xảy ra do các áp lực về tâm lý. Những áp lực này được sinh ra từ chuyện học hành hoặc từ các mối quan hệ xung quanh. Khi bước vào tuổi dạy thì, các em cũng đã đủ lớn để nhận biết đến những khả năng của bản thân. Khi này, trẻ có thể sẽ tự ti về chính mình. Cảm thấy bản thân vô dụng hoặc yêu cầu quá cao và bắt bản thân đáp ứng. Những điều này vô hình chung gây nên những tâm trạng tiêu cực cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn gặp phải áp lực từ những người xung quanh. Như sự phân biệt đối xử vì những thay đổi sinh lý trên cơ thể trẻ. Trẻ dễ bị bạn bè, người thân trong gia đình trêu ghẹo hơn. Và vào giai đoạn này, trẻ cũng có một tâm lý khá nhạy bén với thái độ của mọi người xung quanh. Những điều này xuất phát từ những mối quan hệ xung quanh gây nên áp lực cho trẻ ở tuổi dạy thì
Như vậy, những áp lực vô hình tưởng chừng như bình thường lại là nguyên nhân lớn nhất. Gây nên các chứng rối loạn tâm lý tuổi dạy thì.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Những thông tin cần biết về rối loạn tâm lý tuổi dậy thì
Một vài biểu hiện của rối loạn tâm lý như:
Suy giảm khả năng học và tiếp thu tri thức, khó giữ được sự tập trung
Có các biểu hiện tâm lý căng thẳng và thường hay bực tức
Thường có thái độ không đúng mực với những người xung quanh. Ví dụ như xấc xược với người lớn, gây hấn với mọi người, cãi/ chửi nhau…
Thường hay mất ngủ, bồn chồn, sốt ruột
Rối loạn cảm xúc, không kiểm soát được mức độ của cảm xúc. Ví dụ như cáu gắt hay tức giận hoặc hưng phấn thái quá, cảm xúc vui – buồn diễn ra bất thường hoặc có thể rơi vào trạng thái trầm cảm…
Có trường hợp bị rối loạn suy nghĩ, nảy sinh những suy nghĩ lệch lạc hoặc luôn trong trạng thái sợ hãi, lo âu.
Đôi khi, rối loạn hành vi có thể chuyển thành rối loạn tâm thần. Biểu hiện của điều này là triệu chứng hoang tưởng và có những suy nghĩ cách xa thực tế.
Một số hội chứng tâm lý thường gặp ở tuổi dạy thì.
Con rối loạn tâm lý tuổi dậy thì, cha mẹ nên đối diện thế nào
Hội chứng rối loạn cảm xúc
Hội chứng rối loạn cảm xúc là hội chứng xảy ra phổ biến đối với rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Đó là sự nhạy cảm và dễ dàng thay đổi trong cảm xúc. Rối loạn cảm xúc diễn ra khi não bộ xảy ra tình trạng hỗn loạn. Từ đó tạo nên sự bất ổn trong tinh thần trẻ. Một vài biểu hiện thường thấy khi con mắc hội chứng rối loạn cảm xúc là:
Chuyển đổi cảm xúc nhanh chóng. Ví dụ đang vui mừng, phấn khích bỗng chuyển sang thất vọng, đau đớn.
Chán ăn
Mất ngủ
hoạt động chậm chạp
Khó hấp thụ dinh dưỡng
Thường mất tập trung
Hay quên
Gương mặt thường ủ rũ hoặc vô hồn
Trầm cảm
Trầm cảm là một chứng bệnh thường gặp khi trẻ mắc chứng rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Một số triệu chứng người trầm cảm thường gặp phải như:
Nét mặt buồn rầu, thường hay ủ rũ, dễ cảm thấy mệt mỏi. Và có thái độ chán nản, không muốn làm việc.
Thậm chí, người trầm cảm còn có thẻ mất hoặc giảm mọi quan tâm thích thú. Ngay cả niền vui với những đam mê thích thú cũ.
Người trầm cảm giảm tập trung chú ý. Thường mất hoặc giảm tự tin và thường hay tự đánh giá thấp mình.
Quá trình suy nghĩ của người trầm cảm thường chậm chạp, ý tưởng nghèo nàn và luôn tự cho mình là người có tội.
Luôn giữ thái độ bi quan về tương lai.
Một số trường hợp trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể có ý tưởng hoặc hành vi tự sát…
Trong trầm cảm thường xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi của cơ thể. Như mất ngủ, hồi hộp, thường xuyên đánh trống ngực. Mạch đập nhanh, xảy ra hiện tượng đau mỏi cơ xương khớp, sụt cân và suy giảm các hoạt động tình dục.
Bệnh nhân trầm cảm thường đối diện với các vấn đề xã hội đi kèm với cảm giác lo âu. Ngoài ra còn tồn tại những biểu hiện của những cảm giác căng thẳng, bất an hay lo lắng, sợ hãi…
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ hiểu biết về rối loạn tâm lý tuổi dậy thì. Không chỉ quan trọng các vấn đề về sức khỏe thể chất. Phụ huynh và gia đình nên quan tâm hơn đến sức khỏe tâm lý của trẻ. Để đảm bảo sự phát triển mạnh khỏe, toàn diện của con. Không nên xem nhẹ các biểu hiện tâm lý bất thường của con trong quá trình con học tập và phát triển.
Để biết thêm nhiều hơn về chủ đề nuôi dạy con thông minh, mời quý phụ huynh tham khảo thêm một số bài viết tại trang website chính thức của Vietlearn. Vietlearn rất hân hạnh được đồng hành cùng quý phụ huynh và các con. Trong quá trình ba mẹ giáo dục – các con phát triển và hoàn thiện nhân cách. Để lại bình luận cho Vietlearn ở dưới bài viết để chún