Hàm số và những kiến thức cơ bản – Toán lớp 7 là chuyện nhỏ

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hàm số là gì? Thế nào được gọi là hàm số? Biến số là gì? Thế nào là đại lượng biến thiên? Làm sao để xác định được giá trị của hàm số? Hàm số là một khái niệm khá mới mẻ và cũng có vẻ như khá khó hiểu. Thực tế hàm số khá đơn giản không hề hóc búa, nội dung kiến thức cũng rất quen thuộc. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Hàm số – Mối liên hệ giữa hai đại lượng biến thiên

  1. Một số ví dụ về hàm số

Ví dụ 1:

Bảng sau biểu diễn nhiệt độ của nước trong quá trình đun sôi:

t(phút) 1 2 4 6 7 9 10 12

n(०C) 23 29 38 49 56 67 78 100

Câu hỏi:

Xe máy đi được 80km với 1 lít xăng, vậy với mỗi quãng đường sau, người ta phải đổ ít nhất bao nhiêu lít xăng?

160km

120km

360km

1070km

Ta có:

160 : 80 = 2 (lít)

120 : 80 = 1,5 (lít)

360 : 80 = 4,5 (lít)

1070 : 80 = 13,4 (lít)

Ví dụ 2:

Gọi t (giờ) là thời gian di chuyển của xe, v (Km/h) = 40 là vận tốc của xe, s (Km) là quãng đường. Thời gian và vận tốc có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau. Trong đó, thời gian di chuyển t = s/v.

Tính thời gian di chuyển của xe với các quãng đường có chiều dài như sau (km): 100, 120, 160, 180, 240, 360.

Lập bảng biểu diễn thời gian và quãng đường.

Lời giải:

Ta có thời gian di chuyển của xe là:

100 : 40 = 2,5 (giờ)

120 : 40 = 3 (giờ)

160 : 40 = 4 (giờ)

240 : 40 = 6 (giờ)

360 : 40 = 9 (giờ)

Ta có bảng sau:

s 100 120 160 240 360

t 2,5 3 4 6 9

Nhận xét:

Ta thấy trong ví dụ 1, nhiệt độ của nước thay đổi phụ thuộc vào thời gian đun. Với mỗi giá trị của t ta được 1 giá trị n tương ứng

Trong ví dụ 2, thời gian di chuyển thay đổi phụ thuộc vào quãng đường. Với mỗi giá trị s ta được 1 giá trị t tương ứng.

Ta nói n là hàm số của t

t là hàm số của s.

  1. Hàm số là gì?

Định nghĩa:

Như vậy, nếu như với mỗi giá trị của x, ta thu được nhiều hơn 1 giá trị của y thì đó không được gọi là hàm số. Vậy với trường hợp x hoặc y thay đổi nhưng chỉ xác định được duy nhất 1 giá trị của đại lượng còn lại thì đó có được coi là hàm số hay không?

Chú ý: Nếu x thay đổi nhưng y không đổi thì y gọi là hàm hằng

Ví dụ:

  • y = 0.x

Bảng giá trị:

x 1 4 9 23 62 87 100 1000 100000

y 0 0 0 0 0 0 0 0 0

  • y =0:x

Bảng giá trị:

x 1 5 6 9 14 56 134 9562 56889

y 0 0 0 0 0 0 0 0 0

  1. Mẹo học tốt:
  • Ghi nhớ kiến thức về hàm số. Hiểu một cách đơn giản, hàm số thể hiện mối quan hệ giữa hai đại lượng, nếu đại lượng này thay đổi cũng dẫn tới sự thay đổi của đại lượng kia thì được gọi là hàm số.
  • Mối quan hệ giữa các đại lượng trong hàm số có thể là tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch hoặc 1 đại lượng không thay đổi dù cho đại lượng còn lại có liên thục thay đổi.
  • Một số hàm hằng tiêu tiểu là hàm số của trục tung và trục hoành.

Ta có hàm của trục tung là y = 0. Với mọi giá trị của y, x vẫn luôn có giá trị không đổi là 0. Vì vậy, mọi điểm bất kỳ trên trục tung đều có hoành độ bằng 0

Ngược lại, với hàm của trục hoành 0 = x. Với mọi giá trị của x, y đều có giá trị không đổi và bằng 0. Vì vậy, mọi điểm bất kỳ trên trục hoành đều có tung độ bằng 0.

  1. Bài tập vận dụng

Bài tập 1:

Cho hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4. Tính g(2), g(4), g(9), g(-3), g(4,5), g(0)

Lời giải:

Thay x = 2 vào hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4 ta có: g(2) = (3 . 2 + 5)/4 = 11/4

Thay x = 4 vào hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4 ta có: g(4) = (3 . 4 + 5)/4 = 17/4

Thay x = 9 vào hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4 ta có: g(9) = (3 . 9 + 5)/4 = 8

Thay x = -3 vào hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4 ta có: g(9) = (3 . -3 + 5)/4 = -1

Thay x = 4,5 vào hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4 ta có: g(9) = (3 . 4,5 + 5)/4 = 4,625

Thay x = 0 vào hàm số y = g(x) = (3 . x + 5)/4 ta có: g(9) = (3 . 0 + 5)/4 = 5/4

Bài tập 2:

Cho hàm số y = f(x) = -9x – 9. Khẳng định nào sau đây là đúng?

f(4) = -45

f(7) = -72

f(8) = 78

f(9) = 90

Ta có:

  1. Thay x = 4 vào hàm số ta có: f(4) = -9.4 – 9 = -45
  2. Thay x = 7 vào hàm số ta có: f(7) = -9.7 -9 = -72
  3. Thay x = 8 vào hàm số ta có: f(8) = -9.8 – 9 = -81
  4. Thay x = 9 vào hàm số ta có: f(9) = -9.9 – 9 = 90

Vậy, khẳng định a và b đúng, khẳng định c và d sai.

Bài tập 3:

Cho các điểm có tọa độ như sau, xác định đâu là những điểm thuộc trục tung, đâu là những điểm thuộc trục hoành

a. A (1 ; 3)

b. B (0 ; 2)

c. C (4 ; 0)

d. D (0 ; 9)

e. E (3 ; 3)

f. F (16,7 ; 0)

g. G (0 ; 0)

Lời giải:

a. Ta có tọa độ của A là (1; 3) => Điểm A không thuộc trục tung và cũng không thuộc trục hoành

b. Ta có tọa độ của B là (0 ; 2) => Hoành độ của B = 0 nên điểm B thuộc trục tung

c. Ta có tọa độ của C là (4 ; 0) => Tung độ của C = 0 nên điểm C thuộc trục hoành

d. Ta có tọa độ của D là (0; 9) => Hoành độ của D = 0 nên điểm D thuộc trục tung

e. Ta có tọa độ của E là (3 ; 3) => Điểm E không thuộc trục tung cũng không thuộc trục hoành

f. Ta có tọa độ của F là (16,7 ; 0) => Tung độ của F = 0 nên điểm F thuộc trục hoành

g. Ta có tọa độ của G là (0 ; 0) => Tung độ của G = 0, hoành độ của G cũng = 0 nên G vừa thuộc trục tung lại vừa thuộc trục hoành.

=> G là giao điểm của trục tung và trục hoành nên G là gốc tọa độ

Tổng kết: Hy vọng với những nội dung trên, các bạn đã có thể nắm vững kiến thức về hàm số: Khái niệm về hàm số, mối quan hệ giữa hai đại lượng (tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, hàm hằng), hàm đặc biệt của trục tung và trục hoành. Hãy thường xuyên ôn tập kiến thức lý thuyết và luyện giải bài tập để củng cố kiến thức bài học. Theo dõi Vietlearn để cập nhật những bài học bổ ích.

Về Vietlearn

Học trực tuyến tại Vietlearn

Vietlearn là công ty Edtech về giáo dục trực tuyến, cung cấp trải nghiệm học tập cá nhân cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên và nhà trường để giải đáp những yêu cầu trong việc học tập Anh ngữ thông qua mạng lưới các chuyên giagiáo viên khắp toàn cầu mà chúng tôi gọi là các gia sư học thuật quốc tế.

Vietlearn mong muốn trở thành hệ thống học tập thích ứng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn hàng đầu Đông Nam Á. Sứ mệnh của Vietlearn là truyền cảm hứng, truyền lửa, và bồi dưỡng thế hệ trẻ. Vietlearn mong muốn tạo ra sự thay đổi về trí tuệ, nhận thức xã hội truyền cảm hứng , giúp các em phát huy hết tiềm năng trong việc học cũng như điểm mạnh của mình.

Đăng ký khóa học cho con ngay hôm nay!

Tam giác cân và kiến thức cơ bản – Toán lớp 7 là chuy