Giá trần là gì, phân biệt giá trần, giá sàn và giá tham chiếu
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán tài ba bên cạnh các kỹ năng đọc hiểu bảng giá thì bạn cần nắm được các thông tin về 3 chỉ số giá trần, giá sàn và giá tham chiếu. Tuy nhiên, với những người mới thì đây là một bài toán vô cùng khó khăn. Vậy nên trong nội dung bài viết này Vietlearn.org sẽ giải đáp giúp bạn các khái niệm giá trần là gì? giá sàn là gì? Cách phân biệt?
Giá trần là gì?
Giá trần được hiểu là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Công thức tính giá trần = giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động).
Giá tham chiếu là gì?
Giá tham chiếu chính là giá đóng cửa (nghĩa là giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó. Đây là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.
Công thức sẽ được tính như sau:
HOSE HNX UPCOM
Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang giao dịch chính là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó ( trừ một số trường hợp đặc biệt) Giá tham chiếu sẽ được xác định bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt) Giá tham chiếu chính là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất (trừ trường hợp đặc biệt)
Giá sàn là gì?
Giá sàn được hiểu là mức thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Công thức tính giá sàn = giá tham chiếu x (100% – biên độ dao động).
Trong đó biên độ giao động được quy định như sau:
HOSE HNX UPCOM
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đống, chứng chỉ quỹ ETF 7% 10% 15%
Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch ngày đầu tiên và cổ phiếu không có giao dịch trên 25 phiên giao dịch liên tiếp, trong ngày đầu tiên của giao dịch trở lại 20% 30% 40%
Trái phiếu Không quy định Không quy định Không quy định
Đối với trường hợp trả cổ tức/thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu trong ngày giao dịch sẽ không hưởng quyền. Không quy định 30% Không quy định
Ví dụ: Trên sàn giao dịch HNX, mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 23.0 (23.000 đồng/cổ phiếu).
Giá trần = 23.0 + (10% * 23.0) = 25.3
Giá sàn = 23.0 – (10% * 23.0) = 20.7
=> Như vậy, bạn chỉ được đặt lệch giao dịch trong khoảng từ 20.700-25.300 đồng/cổ phiếu.
Biên độ dao động là gì?
Biên độ giao động là thuật ngữ thể hiện số phần trăm của giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giá trần, giá sàn của 1 phiên giao dịch bằng giá tham chiếu cộng/ trừ biên độ giao động. Với mỗi một sàn sẽ có quy định biên độ giao động khác nhau, sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15%.
Ví dụ: giá tham chiếu của cổ phiếu B trên sàn HOSE hôm nay là 30.000.000 VNĐ, biên độ giao động là 7% thì giá trần (+7%) sẽ là 32.100.000 VNĐ còn giá sàn (-7%) là 28.900.000 VNĐ.
Tại phiên giao dịch đầu tiên khi một cổ phiếu lên sàn, giá tham chiếu sẽ là giá tham lý thuyết. Giá này sẽ được công ty chứng khoán khuyến nghị dựa trên giá cổ phiếu của công ty cùng ngành đã niêm yết trước đó và được sự đồng ý của Sở giao dịch. Để hạn chế tình trạng giá tham chiếu lý thuyết không được xác đáng nên biên độ giao động cho lần niêm yết đầu tiên sẽ lớn hơn bình thường. Giá sàn HOSE là 20%, sàn HNX là 30% và UPCOM là 40%.
Thị giá là gì?
Thị giá cổ phiếu có tên gọi tiếng anh là stock price. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là giá cổ phiếu. Đây là giá giao dịch, mua bán cổ phiếu trên thị trường vào một thời điểm xác định. Thị giá sẽ biến động theo thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tăng trưởng/suy thoái của công ty cổ phần, tình hình chính trị hay lãi suất thị trường,…
Thị giá cổ phiếu có thể bằng/thấp hoặc cao hơn mệnh giá và giá trị sổ sách của cổ phiếu. Do cổ phiếu có nhiều lợi tức không cố định mà phụ thuộc vào lợi nhuận thu được của công ty cổ phần, chính sách chi trả nên có mức độ rủi ro khá cao. Đây cũng chính là lý do vì sao giá cổ phiếu trên thị trường liên tục biến động.
Quy tắc làm tròn giá trần giá sàn
Theo quy định thì biên độ giao động của sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10% và UPCOM 15% nên khi tham chiếu thì biên độ dao động sẽ là số lẻ. Vậy nên chúng ta có nguyên tắc làm tròn giá trần và giá sàn như sau:
Ví dụ: Cổ phiếu BVH trên sàn Horse có giá tham chiếu 79.800 đồng/cổ phiếu.
Biên độ giao động của sàn HOSE là 7% tương ứng là 5,586. Theo công thức thì giá trần sẽ là 79.80(1+7%) = 85.386 và giá sàn là 79.80(1-7%) = 74.214.
Giá cổ phiếu của BVH lớn hơn 50.000 đồng/cổ phiếu nên bước giá mỗi lần nhảy phải chia hết cho 100 và giá sàn, giá trần cũng không phải là ngoại lệ. Hai giá trị 5.500 và 5.600 thỏa mãn điều kiện chia hết cho 100. Một quy định khác đó chính là giá trị biên độ giao động khi được làm tròn sẽ không lớn hơn giá trị so với ban đầu vậy nên 5.500 là thích hợp nhất =>> giá trần của BVH sẽ là 79.800+5.500= 85.300 và giá sàn 79.800-5.500 = 74.300.
Hy vọng với các chia sẻ trên đây, phần nào sẽ giúp bạn hiểu và giải thích được khái niệm giá trần là gì? giá sàn là gì? cũng như công thức tính, cách làm tròn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy truy cập ngay website Vietlearn.org để tìm hiểu nhé!