CIO là gì? Vai trò và nhiệm vụ của một CIO
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
CIO là gì? Là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Để có thêm những nội dung thông tin chi tiết, quý bạn đọc hãy theo dõi các chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org nhé!
Cơn lốc trí tuệ nhân tạo AI đã mang tới một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải “dấn thân” vào cuộc chơi công nghệ. Trong đó hệ thống thông tin được coi là “linh hồn” của hệ sinh thái doanh nghiệp cần phải được quan tâm “đặc biệt”. Đó là lý do mà các CIO ra đời với chức phận là người giúp doanh nghiệp tìm ra ánh sáng cho doanh nghiệp bằng “ngọn đuốc” công nghệ. Vậy CIO là tên viết tắt của từ Chief Information Officer. Chúng được sử dụng để chỉ chức vụ điều hành của công ty phụ trách chiến lược và triển khai công nghệ thông tin. Bên cạnh việc giám sát phần cứng, phần mềm và dữ liệu mà còn giúp các thành viên điều hành khác thực hiện các công việc hay nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ cung cấp giá trị kinh doanh và giải quyết các vấn đề liên quan đến thông tin kỹ thuật số.
CIO sẽ nằm trong bán điều hành của công ty và báo cáo trực tiếp đối với giám đốc điều hành (CEO), CFO hoặc COO. Theo thống kê của Deloitte, 33% CIO báo cáo cho CEO, 22% báo cáo cho CFO và 11% báo cáo cho COO.
Nhiệm vụ của Người cung cấp dịch vụ
Là người đại diện, gánh vác trách nhiệm, cung cấp dịch vụ cho các phòng ban nội dung của công ty. Ví dụ như các giấy tờ truyền thống, lắp đặt nền tảng mạng, khai thác hệ thống thông tin,…
Người hỗ trợ nhiệm vụ
CIO là người quan sát quy trình làm việc của các phòng ban, nghiệp vụ để có thể nhận ra các lỗi hoặc các nút thắt trong quá trình làm việc của họ. CIO dựa vào kỹ thuật công nghệ hiện đại, tối ưu hóa quy trình, tăng năng lực cho các phòng nghiệp vụ.
CIO với vai trò là người chiến lược khi họ trở thành người tham gia hướng dẫn, cố vấn cho ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, khi họ tác dụng tích cực trong phát triển và tiếp thị sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Lúc này CIO sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá cho vị trí CEO bởi họ có quan điểm toàn diện về doanh nghiệp. Ví dụ như Maynard Web của Ebay vốn là CIO nhưng hiện nay đang là COO.
Người đại diện cải cách
Công việc chính của CIO chính là nằm giữa quản lý truyền thống và quản lý hiện đại, là người tập trung các mâu thuẫn của doanh nghiệp. Dù là tối ưu hóa quy trình hay chức năng phòng ban, CIO vẫn là điểm tranh cãi giữa các phương thức quản lý. Tại một số doanh nghiệp CIO là người đứng đầu ngọn gió, đại diện cho cải cách doanh nghiệp.
Vai trò của Vai trò của giám đốc thông tin CIO được xác định đầu tiên vào năm 1981 do William R Synnott – cựu Phó chủ tịch cao cấp của Ngân hàng Boston và William H.Gruber. Vai trò chủ yếu của một CIO đó chính là kỹ thuật, sau đó được biết đến là nhà quản lý cấp cao hoặc cấp trung trong hệ thống xử lý dữ liệu hoặc thông tin.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ World Wide Web vào năm 1990 đã nhanh chóng mở rộng vài trò của CNTT trong hoạt động kinh doanh, mở ra nhiều cơ hội cho CIO tham gia vào chiến lược kinh doanh, giúp công ty hiểu về cách tận dụng internet một cách triệt để, thay đổi nhận thức kinh doanh.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, kỹ năng và vai trò của CIO cũng cần được thay đổi để thích nghi với môi trường hiện đại. CIO là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào, sử dụng công nghệ và dữ liệu. CIO không chỉ quản lý nguồn tài nguyên CNTT mà còn thiết lập kế hoạch, bao gồm các hoạt động như phát triển chính sách, kế hoạch, lập ngân sách cũng như cung cấp và đào tạo nhân sự.
Ngoài ra, CIO cũng trở nên quan trọng trong việc tính toán làm sao để tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT cũng như việc giám sát chi tiêu, hạn chế thiệt hại bằng cách lập biện pháp kiểm soát và kế hoạch cho các thảm họa có thể xảy ra.
Dưới đây là một số vai trò cụ thể của CIO đối với doanh nghiệp:
Lãnh đạo doanh nghiệp, đưa ra các quyết định điều hành liên quan đến các công việc như thu mua thiết bị CNTT từ nhà cung cấp, tạo ra các hệ thống mới.
Tuyển dụng, phát triển đội ngũ CNTT
Vạch ra chiến lực CNTT, chính sách CNTT cho tổ chức.
Quản lý rủi ro, tạo ra giá trị kinh doanh thông qua công nghệ.
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà chức danh CIO sẽ có mức thu nhập khác nhau, nhìn chung CIO tại Vietnam có mức thu nhập khá cao. Một khảo sát mới nhất về lương và nghề nghiệp của TechTarget IT với 464 giám đốc điều hành CNTT cho thất tổng số tiền lương trung bình cao nhất là $ 225,301 cao gấp đôi với tổng số tiền lương trung bình $101,560 với người có mức thu nhập thấp.
Trong số những người có mức thu nhập thấp chỉ có 5% làm việc cho công ty có 10.000 nhân viên trở lên so với 21% người có mức thu nhập cao. Gần 48% người có thu nhập cao làm việc cho công ty có doanh thu cao làm việc cho các doanh thu từ 500 triệu đô la hơn 10 tỷ đô la, so với 4% người có thu nhập thấp.
Trong các giám đốc điều hành CNTT cao cấp, hơn 52% số người có thu nhập cao làm việc cho công ty 1000 nhân viên trở lên so với 29% người có thu nhập thấp. 3/4 các công ty nơi có người thu nhập cao về CNTT làm việc có doanh thu hàng năm lên đến 100 triệu đô la.
Tại một số công ty, CIO chịu trách nhiệm quản lý ngân sách và được tính bằng phần trăm doanh thu. Tỷ lệ chi tiêu cho doanh thu sẽ thay đổi tùy theo ngành và sự phụ thuộc vào công nghệ và có mức giao động từ 1% trong lĩnh vực xây dựng và 6,7% trong lĩnh vực dịch vụ internet.
Các kỹ năng cần có của một CIO?
Một CIO cần phải có rất nhiều kỹ năng cần thiết trong đó không thể thiếu là:
Lập kế hoạch chiến lược
Quản lý phát triển phần mềm
Khả năng lãnh đạo
Quản lý dự án
Xây dựng mạng lưới và mối quan hệ
Nhạy bén trong kinh doanh và tài chính
Phân biệt CIO và CTO
Có khá nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm CIO và CTO. CIO là giám đốc thông tin còn CTO là giám đốc công nghệ. Hai vị trí này không có cùng trách nhiệm và đòi hỏi các kỹ năng khác.
CIO thường là người chịu trách nhiệm về các hoạt động CNTT nội bộ của tổ chức và là người quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ hàng đầu.
Giám đốc công nghệ CTO đảm bảo chiến lược công nghệ của công ty phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của nó. Giám đốc điều hành chính là kiến trúc sư công nghệ hàng đầu của công ty và điều hành nhóm kỹ sư.
CTO thường báo cáo cho CIO, trong khi đó CIO sẽ báo cáo cho giám đốc điều hành CEO hoặc giám đốc điều hành khác trong công ty.
Với các nội dung thông tin chi tiết trong bài viết trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu thêm về CIO; từ đó đưa ra quyết định chọn lựa phù hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy comment phía dưới nhân viên Vietlearn.org sẽ giải đáp giúp bạn.