Mainboard là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Mainboard là gì? Là phần kết nối giữa các linh – phụ kiện trong máy tính giúp cho máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Để tìm hiểu chi tiết hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi các chia sẻ trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org.

Main board còn được người dùng biết đến với tên gọi bo mạch chủ, Motherboard, Mb. Là nơi gắn kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi với nhanh thành một tổng thể giúp máy tính hoạt động trơn tru hơn. Mainboard được ví như “trái tim” trong cơ thể con người.

Cấu tạo của mainboard như thế nào?

Cấu tạo mainboard gồm có các bộ phận cơ bản sau:

Chipset (gồm chip cầu nam và chip cầu bắc): Giữ một vai trò vô cùng quan trọng, chipset sẽ đưa dữ liệu từ ổ cứng, qua bộ nhớ rồi tới CPU và đảm bảo các thiết bị ngoại vi, card mở rộng vẫn có thể “giao tiếp” được với CPU và thiết bị khác.

BIOS: Là thiết bị vào/ra cơ sở, giữ vai trò quan trọng không kém chipset trong mỗi main server. Thiết bị này chứa các thông số làm việc của hệ thống. BIOS sẽ được hàn dán trực tiếp vào main server hoặc cắm trên một đế cắm để người dùng dễ dàng tháo rời.

Socket: Là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại socket của CPU bạn muốn mua phải phù hợp với mainboard hỗ trợ.

CPU: Chuẩn khe cắm cho bộ xử lý của AMD và intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào mainboard hỗ trợ bộ xử lý của hàng. Các bộ xử lý của hàng sẽ sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được.

Hệ thống Bus: Chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main hỗ trợ. Bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy bus thấp hơn.

Khe cắm ISA: Để cắm thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch hình ảnh, âm thanh,…Hiện nay, khe cắm ISA không còn tích hợp trên bo mạch chủ.

Khe cắm PCI: Được sử dụng để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong,…

Khe cắm PCI Express: Hỗ trợ băng thông cao hơn 30 năm so với chuẩn PCI, có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP.

Phân loại bo mạch chủ mainboard

Mainboard được phân loại dựa theo socket, nghĩa là mỗi loại mainboard intel, AMD sẽ hỗ trợ cho một số CPU và RAM nhất định. Ví dụ như:

Main G31, G41… socket là 775 hỗ trợ các CPU cor2dual…

Main H61, H71, B75… socket 1155 sẽ hỗ trợ Pentium, Core i thế hệ 2 và 3.

Main H81, B85… socket 1150 sẽ hỗ trợ cho Pentium, Core i thế hệ 4.

Main H110, 170 hay cả đến Z270… socket 1151 hỗ trợ cho Core i thế hệ 5 ,6 và i7 cũng tương tự.

Các dòng mainboard hiện nay

Đa số, các đơn vị sản xuất đều có các dòng main và đời main giống nhau, cụ thể:

Dòng G: Là dòng mainboard đời đầu, chỉ xuất hiện ở các dòng máy cũ hay dòng máy tính văn phòng.

Dòng B: Nằm trong phân khúc tầm trung, được tích hợp đầy đủ các tính năng và công nghệ. Dòng B là phân khúc bán chạy nhất cả về PC dự án hay cá nhân.

Dòng H: Thuộc phân khúc phổ thông, được trang bị các tính năng cơ bản, có mức giá vô cùng phù hợp.

Dòng Z: Là dòng main cao cấp của các hãng, có tính năng vô cùng mạnh mẽ, hỗ trợ ép xung, sử dụng trong các dòng CPU cao cấp có khả năng ép xung.

Dòng X: Được gọi là “trùm cuối” của các dòng mainboard, thường đi kèm với các CPU cực phẩm.

Nguyên lý hoạt động của mainboard như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của bo mạch chủ vô cùng đơn giản, đó là:

Giữa các thiết bị thông thường, tốc độ truyền tải sẽ khác nhau, còn được gọi là tốc độ Bus.

Mainboard có 2 chipset có nhiệm vụ kết nối các thành phần cắm vào mainboard như CPU và RAM, CPU và VGA Card,…

Tốc độ Bus giữa các linh kiện khác nhau nên chúng sẽ được đưa tới North Bridge và South Bridge để xử lý lại tốc độ Bus. Nhờ vậy giúp máy tính hoạt động được một cách thống nhất.

Các thành phần có trên mainboard

North Bridge và South Bridge

Kết nối các thành phần trên mainboard và các thiết bị ngoại vi thay đổi tốc độ Bus.

Các bo mạch chủ có socket khác nhau thì NB Chip và SB Chip cũng sẽ khác nhau.

Các chipset đều được tích hợp sẵn Sound Card và Video Card trên NB và SB.

Mainboard đều có tản nhiệt chipset.

Có rất nhiều loại đế cắm CPU nên nhiệm vụ của bạn là phải chọn loại mainboard phù hợp với CPU.

Socket 775 – Socket T: Được ra mắt lần đầu tiên 2004, dành cho các Intel Pentium 4, Intel Pentium 4 Extreme Edition, Intel Pentium D, Intel Celeron, Intel Core 2 Extreme, Intel Core 2 Duo, Intel Core 2 Quad, Intel Xeon,…

Socket 771 – Socket J: Được sử dụng chủ yếu trong các máy chủ, ra đời 2 năm sau LGA 755 và LGA 771, dành cho các Intel Dual Core Xeon E/X/L 5xxx và Intel Quad Core Xeon E/X/L 5xxx.

Socket 441: Dành riêng cho Intel Atom, có hiệu năng không cao, ra đời năm 2008 và được dùng trong laptop.

Socket 1156: Mainboard socket 1156 được thiết kế đặc biệt dành cho các CPU và chip mới của intel, ra đời năm 2009. Tương thích với sản phẩm Intel Core i7 (800 Series), Core i5 (700. 600 series), Intel Pentium (G6000 series), Intel Celeron (G1000 series), Core i3 (500 series), Intel Xeon (X3400, L3400 series).

Socket 1155: Được thiết kế để thay thế LGA 1156. Socket này được ra mắt năm 2011. Đây là socket mới, dành cho các Core i3, i5 ,i7 thế hệ 2 có CPU; hỗ trợ công nghệ Sandy Bridge còn được biết đến với tên gọi là CPU Intel Sandy Bridge-DT.

Chứng năng chính của các loại mainboard là gì?

Các dòng mainboard trên thị trường hiện nay đều có các chức năng cơ bản đó là:

Là một bản mạch liên kết tất cả các linh kiện, thiết bị ngoại vi thành một bộ phận thống nhất.

Bo mạch chủ sẽ điều khiển tốc độ, đường đi của các luồng dữ liệu giữa các thiết bị.

Điều khiển, phân phối điện áp cung cấp cho các linh kiện gắn trên main.

Là linh kiện quyết định tới tuổi thọ của bộ máy

Các mainboard hãng nào tốt nhất hiện nay

Bên cạnh việc tìm hiểu các thông tin về mainboard bạn cũng cần phải biết thêm về các hãng cung cấp bo mạch tốt nhất để chọn mua thiết bị phù hợp. Các hãng main máy tính tốt nhất hiện nay mà bạn nên lựa chọn đó là:

Gigabyte là thương hiệu sản xuất linh kiện điện tử đến từ Đài Loan, được thành lập từ năm 1989. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, vị thế của đơn vị này càng được khẳng định nhất là khi có sự xuất hiện của Mainboard trên thị trường.

Mainboard Gigabyte được ưa chuộng trên thị trường nhờ chất lượng tốt, độ bền cao. Tuy nhiên, sản phẩm Mainboard đến từ thương hiệu Gigabyte có mức giá cao hơn so với các đơn vị khác nhưng vẫn được đông đảo người dùng lựa chọn.

Tại thị trường Việt Nam, mainboard Gigabyte trở thành sự chọn lựa số 1. Với phân khúc gaming cao cấp thì mainboard của hãng Gigabyte lại không được đánh giá cao dù chế độ bảo hành rất tốt, nhanh chóng như lại kém sự ổn định.

Mainboard Asus

Thương hiệu Asus đang trở thành đơn vị sản xuất các loại main máy tính lớn nhất trên thế giới hiện nay. Asus và Intel đã từng hợp tác với nhau để cho ra các sản phẩm bo mạch chủ tốt, được người dùng đánh giá cao. Với sản phẩm chất lượng tốt cùng thương hiệu nổi tiếng đã giúp tên tuổi của Asus ngày càng được khẳng định, xứng đáng với sự thành công của mình như bây giờ.

Mainboard MSI

Là đơn vị sản xuất các loại mainboard thông dụng hiện nay đến từ Đài Loan. MIS là công ty công nghệ đa quốc gia, có trụ sở tại Tân Bắc chuyên thiết kế, phát triển và cung cấp các phần cứng của máy tính như laptop, card đồ họa, máy chủ, máy tính công nghiệp,…

Intel được đông đảo người dùng biết đến là một đơn vị cung cấp chip CPU nổi tiếng trên toàn thế giới, ít ai biết rằng đây là đơn vị sản xuất bo mạch chủ chất lượng, hàng đầu. Thương hiệu Intel có lợi thế hơn cả khi sản xuất các main do họ có kiến thức chuyên môn về thông số kỹ thuật của bộ xử lý và chipset, nên các mainboard đều có hiệu suất cao và ổn định.

Bên cạnh đó còn có các thương hiệu khác như Foxconn, Colorful, Asrock,….

Cách chọn mua mainboard đơn giản

Khi chọn main board người dùng cần căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

Socket

Đầu tiên, bạn cần phải tìm hiểu xem bạn sử dụng CPU nào để lựa chọn dòng main có socket phù hợp. Có 2 loại socket đang được lựa chọn, sử dụng phổ biến đó là 1151-v2 của intel, LGA 2066 và của AMD là PGA AM4 và LGA TR4.

Thương hiệu

Bạn chỉ nên chọn mua các bo mạch chủ đến từ các thương hiệu nổi tiếng mà chúng tôi kể trên. Điều này sẽ đảm bảo cho thiết bị của bạn vận hành ổn định, trơn tru và không gặp phải bất kỳ lỗi nào trong quá trình sử dụng.

Mục đích sử dụng

Căn cứ vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn main phù hợp. Nếu bạn là dân văn phòng, chỉ sử dụng để phục vụ cho các công việc như word, excel thì chỉ cần sử dụng mainboard dòng H là được. Trong trường hợp bạn sử dụng để phục vụ cho hoạt động thiết kế đồ họa, chuyên game thì các dòng B, Z sẽ phù hợp với bạn.

Một số lỗi thường gặp của mainboard là gì

Máy bị treo, đơ khi sử dụng liên tục trong thời gian dài: Nguyên nhân là do thanh toả nhiệt của hệ thống vận hành không hiệu quả; các tấm tản nhiệt này bị bụi bẩn bám nhiều, quạt quay chậm do trục bị mòn.

Máy không hoạt động: Bạn nên kiểm tra các kết nối RAM hay Card mở rộng xem thiết bị có bị lỏng chân cắm hay không. Hoặc nguồn cung cấp không ổn định, gây ra các hiện tượng tụ trên bo mạch chủ.

Máy không lưu dữ liệu cấu hình trong BIOS: Nguyên nhân là do pin hết khiến cho mỗi lần khởi động bạn phải ấn F1 liên tục.