SME là gì? Những đặc điểm của các doanh nghiệp SME

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Trong những năm gần đây, thuật ngữ SME ngày càng được sử dụng phổ biến với sự tăng trưởng “nở rộ” và những chính sách phát triển của nhà nước. Vậy SME là gì? Đặc điểm và một số thủ thuật tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả cho công ty vừa và nhỏ? Cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của Vietlearn.org.

SME là gì? Các khái niệm liên quan

Doanh nghiệp SMEs là gì?

SMEs hay SME là tên viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise, dịch nghĩa tiếng việt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi đó SMS chính là chữ cái đầu tiên của cụm từ Small and Medium Enterprise.

Hiện nay, SME chiếm đến 90% tổng số các doanh nghiệp trên toàn cầu, tạo ra 50% việc làm cho người lao động trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp SME phát triển nhanh chóng nhờ sức hút từ thị trường và các chính sách mở rộng của Nhà nước.

MNC là gì?

MNC là tên viết tắt của Multinational corporation có nghĩa là công ty đa quốc gia. Theo tiếng việt, MNC là khái niệm được sử dụng cho các công ty sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ ít nhất tại 2 quốc gia, hoạt động kinh doanh trong thị trường kinh doanh quốc tế.

Các công ty đa quốc gia thường sở hữu các nhà máy cùng văn phòng làm việc ở hai khu vực khác nhau đồng thời có chung một trụ sở, điều phối mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Theo quan điểm của Black’s Law Dictionary một công ty được coi là đa quốc gia nếu như doanh thu trên 25% tổng toàn bộ các hoạt động thương mại ở nước ngoài.

Khách hàng doanh nghiệp có tên gọi trong tiếng anh là Company customer/ Corporate customer. Đây là các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước hay các đơn vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một trong những yếu tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp đó chính là khách hàng. Vì sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nếu không có khách hàng, thì sản phẩm của doanh nghiệp ko tiêu thụ được, dịch vụ không có người sử dụng kéo theo đó là những thiệt hại nặng nề về kinh tế thậm chí là phá sản.

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chia làm 3 loại căn cứ theo quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Ở Việt Nam doanh nghiệp vừa có từ 200 – 300 nhân công lao động, từ 10 – 20 người lao động là doanh nghiệp nhỏ và dưới 10 được coi là siêu nhỏ.

Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế Việt Nam

SME giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia đang phát triển, cụ thể:

Giải quyết tốt nhu cầu việc làm, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.

Tạo ra 19 – 31% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu, đóng góp từ 30 – 53% tổng thu nhập GDP.

Cung cấp nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay, giúp tăng trưởng sức tiêu thụ của nền kinh tế.

Tham gia vào nhiều thị trường khác nhau, khai thác về tiềm năng tài nguyên, đất đai và nguồn lao động ở từng vùng miền.

Góp phần không nhỏ vào sự chuyển dịch cơ cấu địa phương, đóng vai trò quan trong trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SME

Thuận lợi

Vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường.

Điều hướng quản lý kinh doanh, thay đổi nhân sự và nhân viên nhanh chóng.

Chi phí đầu tư không quá cao, khả năng thu hồi vốn nhanh

Khó khăn

Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn

Thời gian đầu khi tham gia vào nền kinh tế thị trường cần phải có “cú hích” để tạo sự khác biệt, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME bị đánh giá thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn nhất là các công ty đa quốc gia, có vị thế trên thế giới.

Thực trạng các công ty SME ở Việt Nam hiện nay

Số lượng công ty SME chiếm phần đông trong tổng số lượng công ty ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của US CBD trong năm 2016 trong tổng số 5.6 triệu doanh nghiệp tại Mỹ thì:

99,7% công ty có ít hơn 500 nhân sự

98,2% có ít hơn 100 nhân sự

89% có ít hơn 20 nhân viên.

Theo Phó tổng cục thống kê, tính đến năm 2016 trong tổng số 0.5 triệu doanh nghiệp tại Việt Nam.

Gần 97% là công ty nhỏ, vừa

Trong đó 60% là công ty siêu nhỏ với vốn ít, trình độ kỹ thuật còn lạc hậu

Sự khác nhau giữa SME và Startup

Có khá nhiều người nhầm lẫn SME và Startup nên Vietlearn.org sẽ chỉ ra các điểm khác nhau để bạn dễ dàng nhận biết, đó là:

Về quy mô

Doanh nghiệp SME thường có quy mô giống với việc việc mở cửa hàng ăn, quán phở hoặc cafe,…nhưng chỉ là ở phạm vi nhỏ mang tính địa phương, khu vực nhỏ.

Để thành lập SME không cần phải phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh độc đáo hay các thông minh mang tính đột phá mà là do hoạt động của họ chỉ ở một quy mô nhỏ giống như việc cạnh tranh không có quy mô toàn cầu như với startup. Startup sẽ phải đối diện với việc cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp khác.

Về mục đích

Startup thường tập trung vào các công thức hóa hoạt động trong hệ thống vận hành để có thể chuyển giao cho nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau, nhiều vị trí để hỗ trợ với nhau.

SME thường hay lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao. Quy mô của SME là nhỏ nên việc quản lý bộ máy vô cùng dễ dàng và đây là một lợi thế mà các công ty nhỏ khó có thể đạt được.

Thế mạnh của SME đó chính là các ngành hàng như ăn uống, chế biến lương thực, thời trang, may mặc,…

Về chủ đầu tư

SME thường là các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình. Việc để các thành viên trong gia đình điều hành sẽ chẳng phải là một phương án để thu hút các nhà quản lý giỏi. Đa số các nhà điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều kiến thức về quản lý. Để có mức tăng trưởng cao, các doanh nghiệp SME cần phải có các chính sách để thu hút được các lãnh đạo chuyên nghiệp.

Startup thì các nhà sáng lập chỉ giữ lại một phần cổ phần cho mình và sẵn sàng chia sẻ cổ phần cho tổ chức hoặc những người đầu tư không giống nhau để tạo đòn bẩy, tăng trưởng trong thời gian ngắn.

Khả năng tăng trưởng

Để mở rộng hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp SME cần phải đầu tư nhiều khoản chi phí để thuê địa điểm, quản lý nhân viên. Việc các SME mong muốn là sản xuất ra nhiều sản phẩm, hàng hóa nhưng kéo theo đó là tốn nhiều chi phí nhân công, máy móc. Đây cũng chính là một trong những giới hạn làm cho mô hình này khó có sự đột phá.

Startup thì chú ý vào việc tạo ra, dựa trên các mô hình có quy mô vừa và nhỏ được thiết lập sẵn và có những chứng minh về kết quả tốt doanh thu. Khi hoạt động bán hàng được đưa vào thực hiện thì sẽ mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận.

Các thủ thuật tiếp thị kỹ thuật số hiệu quả dành cho các doanh nghiệp SME

Kỹ thuật số giúp các doanh nghiệp SME đẩy mạnh hoạt động phát triển, mở rộng mối quan hệ hợp tác nhất là trong thời buổi 4.0 hiện nay. Dưới đây là 4 thủ thuật mà công ty SME nên áp dụng:

Kết hợp nền tảng kỹ thuật số

Khách hàng không còn đưa ra quyết định dựa trên việc xem quảng cáo trên một nền tảng duy nhất. Do đó các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy quảng cáo để nắm kịp hành trình mua sắm của người dùng để quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và thành công.

Các công cụ truyền thông trên nền tảng kỹ thuật số đóng vai trò nhất định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không những thế còn tác động lớn đến đối tượng khách hàng có tiềm năng của doanh nghiệp. Truyền thông trên nền tảng mạng xã hội như instagram, facebook,….sau đó bắt đầu quảng bá nội dung giá trị để tăng niềm tin với khách hàng.

Moment marketing

Là một “chiêu” marketing được tận dụng bởi nhiều thương hiệu để tăng tương tác với khách hàng bằng cách để cập đến một số sự kiện thực tế vừa diễn ra. Tiếp thị thời điểm đề cập đến việc tạo ra các kết nối có liên quan và nhất quán giữa các phương tiện ngoại tuyến và trực tuyến trong thời gian thực hiện. Khi khách hàng tiếp cận với điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay của họ để thực hiện quá trình tìm kiếm thương hiệu của bạn phải có mặt với thông điệp chính xác trong thời gian đó.

Influencer marketing

Tiếp thị Influencer liên quan đến việc sử dụng những người ủng hộ thương hiệu để đưa thông điệp của bạn đến thị trường lớn một cách đơn giản. Doanh nghiệp cần phải xác định những người có số lượng theo dõi lớn, có sức ảnh hưởng tới các mục tiêu của doanh nghiệp,….

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, tiếp thị nhờ những người có sức ảnh hưởng là con đường hai chiều. Nếu thương hiệu của bạn là duy nhất có lợi, chiến lược của bạn sẽ có thể kéo dài. Trong trường hợp một người sẵn sàng chia sẻ, đánh giá về thương hiệu của bạn thì bạn nên trao thưởng họ.

Video marketing

Có đến 1,3 tỷ người dùng trực tiếp sử dụng youtube trên toàn cầu. Với các doanh nghiệp SME việc sản xuất video marketing vô cùng đơn giản chỉ việc đăng tải các thông tin quảng cáo lên mạng xã hội youtube và nhắm tới các khách hàng tiềm năng.

Có rất nhiều người dùng mua sản phẩm, dịch vụ thông qua truyền thông xã hội và không phải ngẫu nhiên mà youtube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Google.