Tính chất hóa học của Bazơ tan – Những lưu ý quan trọng

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Khi chúng ta cầm lọ chứa bazo sẽ thấy có mùi và cảm giác nhờn như xà phòng. ĐÓ là một trong những tính chất vật lý của bazơ. Còn đối với tính chất hóa học của bazơ thì sao? Sẽ có 2 loại bazơ là tan và không tan. Tuy nhiên, xét về tính chất thì chúng cũng có những điểm tương đồng với nhau. Hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học của bazơ tan và không tan trong bài viết sau đây.

Tính chất hóa học của bazơ tan là gì?

Khái quát về bazơ

Định nghĩa bazơ

Bazơ là hợp chất hóa học mà trong đó phân tử của chúng sẽ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit. Công thức chung của bazơ dạng B(OH)x. Trong đó x là hóa trị của kim loại khi liên kết với hidroxit.

Cách đọc tên bazơ

Chúng ta có cách đọc tên của các loại bazơ như sau:

Tên bazơ = tên kim loại (được thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

Ví dụ:

Al(OH)3 : nhôm hidroxit

Fe(OH)2: Sắt (II) hidroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hidroxit

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Phân loại bazơ

Chúng ta sẽ phân loại bazơ dựa vào tính tan của chúng. Sẽ gồm có 2 loại là:

Bazơ tan trong nước tạo dung dịch kiềm như: NaOH, KOH, LiOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,…

Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3,…

Tính chất hóa học của bazơ

Tính chất hóa học bazơ chúng ta đã được học trong phần kiến thức của lớp 9. Theo đó tính chất hóa học của bazơ hóa 9 sẽ gồm có:

Hóa 9 tính chất hóa học của bazơ – làm đổi màu quỳ tím

Các dung dịch bazơ (kiềm) sẽ khiến cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Đối với dung dịch phenolphtalein không màu thì sẽ đổi thành màu hồng.

Tác dụng với axit

Tính chất hóa học của bazơ tiếp theo đó là tác dụng với axit. Đây là tính chất hóa học của bazơ tan và không tan. Sau khi tác dụng với dung dịch axit sản phẩm được tạo thành gồm muối và nước. Đây được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

Tác dụng với oxit axit

Dung dịch bazơ khi tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo thành sản phẩm muối và nước.

Ví dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Tính chất hóa học của bazơ và muối

Dung dịch bazơ sau khi tác dụng với một số dung dịch muối sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới. Trong đó, điều kiện phản ứng xảy ra là sản phẩm tạo thành phải có một chất không tan.

Ví dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Tính chất hóa học của bazơ tan không có mà chỉ xảy ra ở bazơ không tan đó là khi bị nhiệt phân hủy sẽ tạo thành oxit và nước.

Ví dụ:

Cu(OH)2 → CuO + H2O

2Fe(OH)3→Fe2O3 + 3H2O

Chúng ta có thể sử dụng quỳ tím để phân biệt bazơ

Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn

Bài tập vận dụng

Sau đây sẽ là một số bài tập về tính chất hóa học của bazơ tan và không tan để bạn làm quen.

Bài 1: Dùng dung dịch Ca(OH)2, làm thế nào để nhận biết được 3 loại phân bón: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2.

Đáp án:

Cho 3 loại phân bón vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 được đun nóng nhẹ

Ống nghiệm có khí mùi khai bay ra là NH4NO3:

Ca(OH)2 + 2NH4NO3→Ca(NO3)2 + 2NH3 +H2O

Ống nghiệm có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2

Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2→Ca3(PO4)3 + 4H2O

Ống không có hiện tượng gì là KCl

Bài 2: Có những bazơ sau: Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

a) Tác dụng được với với dung dịch HCl. b) Bị nhiệt phân hủy.

c) Tác dụng được CO2. d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Đáp án:

a)Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

KOH + HCl → KaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

b) Chỉ có Mg(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Mg(OH)2 → MgO + H2O

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là KOH và Ba(OH)2.

KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là KOH và Ba(OH)2.

Bài 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a)..…. → Fe2O3 +3H2O

b) H2SO4 +…… → MgSO4 + 2H2O

c) NaOH +…… →NaCl + H2O

d) …… + CO2 →Na2CO3 +H2O

e) CuSO4 + …… →Cu(OH)2 + 2H2O

Đáp án:

a)Fe(OH)3→Fe2O3 +3H2O

b) H2SO4 + Mg(OH)2 → MgSO4 + 2H2O

c) NaOH +HCl → NaCl + H2O

d) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O

e) CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2H2O

Bài 4: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:

Lưu huỳnh trioxit b. Cacbon đioxit

Điphotpho pentaoxit d. Canxi oxit e. Natri oxit

Đáp án:

SO3 + H2O → H2SO4

CO2 + H2O → H2CO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

Bài 5: : Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:

a. Silic oxit b. Lưu huỳnh trioxit

c. Cacbon đioxit d. Điphotpho pentaoxid

Đáp án:

a. 2KOH + SiO2 → K2SiO3 + H2O b. 2KOH + SO3 → K2SO4 + H2O

b. 2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O d. 6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2O

Bài 6: Hãy nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl

Đáp án:

Dùng quỳ tím:

NaOH làm quỳ chuyển màu xanh

H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:

Có kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Không có hiện tượng gì là HCl

Canxi Hidroxit là một loại bazơ quen thuộc

Bạn đã nắm được tính chất hóa học của bazơ tan nói riêng và bazơ nói chung chưa? Ghi nhớ để học môn hóa tốt hơn nhé. Ngoài bazo, hóa học còn rất nhiều chất khác. Điều bạn cần làm là hãy tìm hiểu, thường xuyên làm các dạng bài tập liên quan để có thể giải mọi bài tập theo cách chính xác nhất và nhanh nhất.

Hóa 9 : Phân bón hóa học – Lý thuyết và lưu ý khi học

Phản ứng hóa học là gì? Có mấy loại phản ứng hó