Lưu huỳnh là gì? Một số thông tin cần biết về lưu huỳnh
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Trong cuộc sống cũng như chương trình giáo dục chúng ta thường nhắc nhiều đến lưu huỳnh. Vậy thì lưu huỳnh là chất gì? Tính chất của lưu huỳnh là gì? Những điều cần biết về chất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn một số thông tin về chất này.
Lưu huỳnh là gì?
Lưu huỳnh hay có tên gọi khác là Sulfur, một nguyên tố hóa học của bảng tuần hoàn và có số nguyên tử là 16, ký hiệu hóa học là S.
Lưu huỳnh là gì?
Để trả lời cho câu hỏi lưu huỳnh là chất gì thì câu trả lời đó là nguyên tố này chính là một phi kim rất phổ biến không vị, không màu và có nhiều hoá trị, phi kim này có dạng gốc màu vàng chanh và là chất rắn.
Chất này ở trong tự nhiên chúng ta có thể tìm thấy ở khoáng chất sulfat và sulfua hoặc dạng đơn chất. Được xem là nguyên tố thiết yếu của sự sống và tìm thấy ở 2 axit amin.
Vị trí: nằm ở ô thứ 13, có chu kì 3 và thuộc nhóm VIA.
Đặc trưng nổi bật của lưu huỳnh
Lưu huỳnh mang trong mình nhiều đặc trưng nổi bật như:
Ở nhiệt độ phòng thì lưu huỳnh có màu vàng nhạt và rắn xốp, trạng thái đơn chất thì không có mùi. Khi cháy thì có ngọn lửa màu xanh, mùi ngột ngạt của đioxit lưu huỳnh, tạo cảm giác khó chịu. Lưu huỳnh trong nước sẽ không hoà tan được nhưng tan được trong dung môi phân cực và đisulfua cacbon.
Lưu huỳnh khi cháy có ngọn lửa xanh
Trạng thái rắn, lưu huỳnh tồn tại ở dạng phân tử vòng hoa S8 và có nhiều hình thù khác nhau. Màu vàng được tạo ra từ nguyên tử vòng S7. Chúng có tinh thể phức tạp, tùy vào cụ thể của từng điều kiện mà chúng có hình thù tinh thể khác nhau.
Khi nóng chảy thì lưu huỳnh có độ nhớt, đó là một tính chất rất nổi bật của chúng, tuỳ vào nhiệt độ tăng lên thì độ nhớt cũng tăng lên do hình thành nên chuỗi polyme. Sau khi đã đạt nhiệt độ nhất định thì độ nhớt sẽ giảm xuống do nhiệt độ đã đủ phá vỡ chuỗi polyme.
Xem thêm đặc trưng của các chất khác: Flo – Brom – Iot – Lý thuyết, ứng dụng, điều chế và các dạng bài tập
Tính chất của lưu huỳnh
Nhiều người còn chưa biết rõ tính chất của lưu huỳnh là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất của lưu huỳnh.
Tính chất vật lý
Dạng hình thù: chủ yếu có 2 dạng đó là:
Lưu huỳnh đơn tà: SβSβ
Và lưu huỳnh tà phương: SαSα
Hai dạng này có cấu tạo tinh thể và tính chất vật lý khác nhau nhưng lại chung tính chất hoá học. Tuỳ vào điều kiện của nhiệt độ mà 2 dạng này biến đổi được qua lại với nhau.
Mỏ khai thác lưu huỳnh trong tự nhiên
Tính chất vật lý bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ:
Nhiệt độ dưới 114 độ C thì Sα, Sβ là chất rắn có màu vàng, tạo mạch vòng nhờ có 88 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
Khi nhiệt độ là 119 độ C thì Sα, Sβ sẽ nóng chảy tạo thành chất lỏng có màu vàng.
Khi nhiệt độ là 187 độ C thì chúng sẽ có màu nâu và trở nên nhớt.
Khi đạt đến 445 độ C, lưu huỳnh sẽ sôi.
Tính chất về hoá học của lưu huỳnh là gì?
Chúng ta thường được gặp lưu huỳnh ở dạng bột. Vậy bột lưu huỳnh là gì? Đó là một chất bột màu vàng và không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. S là một nguyên tử lớp ngoài cùng có 6e, có 2e độc thân trong đó.
Số oxi hoá của lưu huỳnh ở phản ứng hoá học có thể tăng hoặc giảm: +6, +4, 0, -2.
Tính oxi hoá
Khi tác dụng với hidro hoặc kim loại thì số oxi hóa sunfua sẽ giảm từ 0 xuống -2.
Tác dụng với kim loại: sẽ tạo thành muối sunfua.
Tác dụng với hidro sẽ tạo thành khí hidro sunfua.
Tính khử
S tác dụng với phi kim số oxi hoá sẽ tăng từ 0 lên đến +4 hoặc +6.
Khi ở nhiệt độ thích hợp lưu huỳnh mới phản ứng với phi kim.
Tác dụng với những chất oxi hoá mạnh.
Tìm hiểu thêm bài viết về tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng hóa học hóa 10 – lý thuyết, phương pháp giải bài tập
Ứng dụng của lưu huỳnh
Lưu huỳnh được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp, là một trong số những nguyên tố rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới. Vậy chủ yếu ứng dụng của lưu huỳnh là gì?
Dùng để sản xuất axit sunfuric.
Dùng trong lưu hoá cao su, bột giặt, thuốc diệt nấm, ắc quy và sản xuất phân bón.
Lưu huỳnh được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp
S còn được dùng làm chất bảo quản, làm trắng giấy và làm khô hoa quả.
Bản chất dễ cháy nên dùng trong sản xuất thuốc súng, diêm, pháo hoa.
Lưu huỳnh khi nóng chảy dùng để trang trí, tạo lớp khảm ở đồ gỗ.
Như chúng ta đã biết, lưu huỳnh cũng có rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong công nghiệp vậy thì lưu huỳnh lấy từ đâu?
Theo như tìm hiểu được thì lưu huỳnh được thu từ khí đốt, dầu mỏ và cát dầu Athabasca. Đây chính là một nguồn cung cấp lớn.
Ở dạng đơn chất thì lưu huỳnh được tìm thấy ở khu vực núi lửa, gần suối nước nóng và dọc vành đai lửa ở Thái Bình Dương.
Trên đây là những thông tin cơ bản về lưu huỳnh là gì và các tính chất cũng như ứng dụng của lưu huỳnh trong công nghiệp, trong thực tế cuộc sống. Nếu bạn còn có câu hỏi gì cần giải đáp hay muốn đăng ký tham gia các khóa học thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua số Hotline: +84 96-6989-538 hoặc tại địa chỉ website: Vietlearn.org/ để được giải đáp một cách tận tình, chu đáo nhất.
Tìm hiểu thêm các bài viết khác:
Một số lưu ý khi con lên lớp 9 – Con tự tin bước vào kỳ thi(Mở trong cửa số mới)
Tính chất hóa học của Oxi hóa 8 – lưu ý quan trọng khi học(Mở trong cửa số mới)
Lưu ý ba mẹ nhất định phải biết khi con học lớp 4(Mở trong cửa số mới)
Cách học tiếng Anh qua phim – danh sách những phim học tiếng Anh hay(Mở trong cửa số mới)
Nhiệt kế là gì? 3 loại