Tại sao có một số thực vật lại có thể phân giải độc tính trong nước ô nhiễm?

Nước ô nhiễm thường có độc tính. Nhưng có một loại thực vật gọi là hành nước, nó vừa có thể hấp thụ chất có độc ở trong nước lại vừa có thể giết chết vi khuẩn trong nước. Chất hữu cơ trong đầm lầy bị ô nhiễm đủ để giết chết loài cá có mười mấy loại, nếu trồng vào nước đó loại hành nước, chất hữu cơ có độc đó sẽ bị nó hấp thụ hết. Ví dụ trong nước ô nhiễm khi nồng độ chất phenol đạt tới 400 miligam/lít (mg/l) thì cây hành nước trong một tháng có thể hấp thụ hết toàn bộ.

Ngoài cây hành nước ra còn có một số cây cũng có khả năng sạch hóa nước bị ô nhiễm tương đối hiệu quả như loài lau sậy, cây cỏ nến, bèo Nhật Bản, cần, tảo kim ngư, lục bình… Đặc biệt cây bèo Nhật Bản khi nồng độ nước bị ô nhiễm kẽm là 10 mg/l thì chỉ cần hơn một tháng, lượng kẽm trong cơ thể cây sẽ tăng 133% so với cây bèo trồng ở vùng nước không bị ô nhiễm kẽm.

Khả năng hấp thụ chất có độc trong nước của thực vật rất mạnh, có thể hấp thụ chất có độc cao hơn mấy chục lần, thậm chí mấy nghìn lần nồng độ trong nước thường, ví dụ lau sậy, nồng độ hấp thụ mangan có thể là 1.770 lần nồng độ có trong nước, nồng độ hấp thụ sắt là 3.388 lần nồng độ có trong nước; tảo đuôi cáo hấp thụ chất côban là 19 lần, hấp thụ kẽm là 2.670 lần.

Nhưng có một điểm phải chú ý là, có một số chất có độc như xianogien, thạch tín, crom, thủy ngân… chúng chuyển dịch chậm trong cơ thể thực vật, thường tập trung ở phần rễ của thực vật; còn những nguyên tố như cadimi và sêlen… chuyển dịch nhanh, có thể chuyển dịch từ phần rễ của thực vật lên phần thân và lá, hơn nữa có một bộ phận còn vào trong cả quả và hạt. Biết rõ được điều này để ta đặc biệt chú ý, những nơi ô nhiễm xianogien, thạch tín, crom, thủy ngân tuyệt đối không trồng những cây lấy thân và rễ ăn như khoai nước, sen, mã thầy; còn những vùng ô nhiễm cadimi và sêlen thì không trồng rau ăn lá và các loại cây ăn quả, hạt như ngũ cốc để tránh độc gây nguy hiểm cho cơ thể con người.

Vậy thực vật hấp thụ chất có độc, tại sao lại không bị hại? Cơ thể thực vật có thể phân giải chất có độc chuyển thành chất không độc. Sau khi thực vật hấp thụ chất phênol, đại bộ phận đã tham gia vào quá trình thay thế của đường, sau khi kết hợp với đường sẽ tạo ra đường phênol, lúc này chất phenol mất đi tính độc. Thực vật cũng có thể hấp thu phenol, dưới điều kiện không có ánh sáng, nó sẽ phân giải phenol thành carbon dioxide, từ đó mà tiêu trừ độc tính.

Cyanogen sau khi vào cơ thể thực vật sẽ kết hợp với serine tạo thành axite lactanic rồi chuyển hóa thành axit axetat amoni và axit aspartic, hai chất này đều có tính không độc. Thực vật thực sự là “bộ máy làm sạch” của thiên nhiên.

Bản lĩnh làm sạch chất độc trong nước ô nhiễm của thực vật có một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Cùng với sự phát triển công nghiệp hiện đại, các vùng nước ô nhiễm nặng, có thể nhờ thực vật giải trừ hoặc giảm bớt độc tính trong nước để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.