Vì sao trên không ở vùng cực Trái Đất có lỗ thủng ozon?
Tương truyền đời xưa Thủy thần và Hỏa thần gặp nhau, vì tranh quyền xưng bá thiên hạ nên sát phạt lẫn nhau. T hủy thần đại bại vì căm tức mà húc đầu vào các ngọn núi chung quanh. Kết quả là đổ một cột trụ chống trời, gây ra một lỗ thủng lớn. Đó là truyện thần thoại Trung Quốc, không phải là sự thật.
Ngày nay ở trên không vùng cực Trái Đất đã có lỗ thủng lớn. Các nhà khoa học gọi đó là lỗ thủng tầng ozon.
Ở tầng đẳng nhiệt cách mặt đất từ 10 – 50 km có một tầng không khí gọi là tầng ozon. Phân tử ozon gồm ba nguyên tử oxi cấu tạo nên, tức là O3. Tầng ozon có thể hấp thụ 99% tia tử ngoại của Mặt Trời, là cái dù bảo hộ loài người và các sinh vật khác trên T rái Đất. Nhưng cái dù bảo hộ này đã bị phá hoại nghiêm trọng. Mấy năm gần đây các nhà khoa học khảo sát Nam Cực phát hiện thấy trong tầng ozon trên không của Nam Cực đã xuất hiện một lỗ thủng lớn. T heo sự khám phá của vệ tinh khí tượng quỹ đạo cực Vũ vân số 7 thì lỗ thủng này nằm gần điểm cực Nam Cực, hình elip. Diện tích của nó tương đương diện tích nước Mỹ, độ dày vượt quá độ cao đỉnh Chômôlungma của T rung Quốc.
Không chỉ có một lỗ thủng đó mà gần đây các nhà khoa học còn phát hiện trên không của vùng Bắc Cực cũng có một lỗ thủng ozon dày từ 19 – 24 km. Có người còn phát hiện tầng ozon trên toàn cầu đang có xu thế mỏng dần. “Các lỗ thủng ozon” do đâu tạo ra? Để giải thích vấn đề này, các nhà khoa học có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, điều đó có thể liên quan với nạn cháy rừng liên tiếp ở vùng Amazon, có người cho rằng, tầng ozon đang biến đổi có thể do liên quan với chu kỳ biến đổi tự nhiên của hoạt động các vết đen trên Mặt Trời, một số học giả khác lại cho rằng, sở dĩ xuất hiện lỗ thủng tầng ozon ở các cực là vì ở đó khí hậu lạnh dần. Ban đêm ở điểm cực của T rái Đất, hiệu suất trao đổi nhiệt rất thấp, do đó nhiệt độ trên không ở điểm cực T rái Đất rất thấp, tầng không khí được đốt nóng, nên xuất hiện hiện tượng không khí vận động đi lên, đưa các chất khí trong tầng đối lưu có hàm lượng khí ozon thấp đi vào tầng bình lưu, thay thế chất khí trong tầng bình lưu vốn có hàm lượng khí ozon cao. Như vậy tổng lượng ozon trong cả tầng bị giảm thấp rõ rệt.
Nhưng đa số các nhà khoa học cho rằng, các lỗ thủng ozon trên vùng cực T rái Đất là do con người gây nên. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, đặc biệt là sự tăng không ngừng của tủ lạnh gia đình và các nhà máy đông lạnh, khiến cho môi trường làm lạnh freon thải vào trong không khí một lượng lớn clo cacbua, flo cacbua. Những chất này không giống như những hóa chất khác, nó không thể phân giải được trong không khí. Nó bay trôi nổi lên tầng đẳng nhiệt, dưới tác dụng của tia tử ngoại mà sinh ra những nguyên tử flo trôi nổi. Các nguyên tử flo này hấp thụ một nguyên tử oxi trong khí ozon (một nguyên tử flo có thể phá hoại gần 10 vạn phân tử ozon) khiến cho ozon biến thành khí O2, do đó trong không khí xuất hiện lỗ thủng ozon. Vì tầng ozon – dù bảo hộ của T rái Đất bị phá hoại, cho nên sát thủ vô hình của tia tử ngoại bị chọc thủng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài người và sinh vật sống trên Trái Đất. Do đó đầu tháng 3 năm 1989, các vị đứng đầu chính phủ của 123 nước trên thế giới và các nhà khoa học đã mở Hội nghị quốc tế ở London với chuyên đề Bảo vệ tầng ozon của khí quyển. Hội nghị đã kêu gọi nhân dân toàn thế giới lập tức hành động ngăn chặn sử dụng các môi chất đông lạnh, bảo vệ tầng ozon của khí quyển, nhanh chóng vá lại lỗ thủng ozon để cứu vãn T rái Đất!
T ừ khoá: Lỗ thủng ozon; Môi chất đông lạnh freon