Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?
Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió cũng mạnh hơn.
Nói ra hầu như rất khó tin, nhưng chỉ trong vòng mấy chục mét mà đã có sự khác biệt nhau rất lớn.
Đó là vì trên mặt sông, mặt hồ gió ít bị ngăn cản hơn trên bờ, cho nên lực cản gió chuyển động bé. Có những đoạn sông đối diện với miệng gió, không khí vừa chuyển động vào lòng sông thì tốc độ đã nhanh hơn rất nhiều. T ất cả những điều này đều giúp cho tốc độ gió ở bờ sông và bờ hồ trở nên mạnh hơn.
Qua đó có thể thấy, dù ban ngày hay ban đêm, gió ở bờ sông, bờ hồ thường mạnh hơn trong đất liền.
Những người đi tàu biển đều có cảm giác: khi tàu vừa rời khỏi cảng thì gió mạnh lên. Thực ra gió mạnh lên chủ yếu có liên quan tới tốc độ tàu tăng dần. Nếu lúc đó tàu ngừng lại thì gió vẫn như cũ. Nhưng khi tàu vừa ra khỏi cửa sông nhập vào biển, dù tàu có dừng lại gió vẫn mạnh hơn rất nhiều so với tàu vừa ra khỏi cảng. Đó là vì gió trên biển mạnh hơn trên đất liền. T rên mặt biển ít có vật cản, lực ma sát đối với không khí chuyển động yếu, còn trên đất liền mặt đất gồ ghề, địa hình phức tạp, cây cối nhà cửa che chắn nhiều, cho nên lực ma sát đối với không khí lớn hơn.
T ừ khoá: Lực cản không khí chuyển động.