Ai đã chế ra cái nhiệt kế?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 1 – Arkady Leokum
Nếu gặp thời tiết hè oi bức, bạn than: “Trời nóng quá!”. đến mùa đông, bạn lại than: “Trời lạnh quá!”. Nhưng nóng cỡ nào, lạnh cỡ nào? Không dễ trả lời. Và, có thể nói không thể trả lời nếu không có… cái gì làm chuẩn.
Bạn mà còn quan tâm đến nhiệt như vậy thì nhà khoa học còn quan tâm đến nhiệt như thế nào. Nhưng bước đầu tiên nhà khoa học phải giải quyết là làm thế nào để đo được nhiệt? Câu hỏi này khiến cho các nhà khoa học sáng chế ra cái nhiệt kế. Cái nhiệt kế tiếng Anh là “thermometer” do gốc Hy Lạp “thermo” nghĩa là nhiệt, “me- ter” nghĩa là “đo”. điều kiện đầu tiên phải có của một cái nhiệt kế là nó phải chỉ cho ta đúng mức độ nhiệt khi sức nóng ở hai vật bằng nhau. Với nguyên tắc này nhà khoa học người Ý tên là Galileo đã làm một vài thí nghiệm. Ông chế ra một dụng cụ mà ông gọi là dụng cụ “khảo sát không khí nóng”. Ông có một ống thủy tinh mà một đầu là một bầu nhỏ. Trong ống này có không khí. đầu hở của ống của ống thủy tinh được nhúng vào một chất lỏng như nước chẳng hạn rồi hơ nóng bầu và ống thủy tinh để làm cho không khí trong ống giãn nở. để nguội, không khí trong ống co lại, chất lỏng sẽ chiếm chỗ trong ống. Sự thay đổi nhiệt độ được ghi nhận bằng cách ghi mực nước trong ống tùy nhiệt độ cao thấp. đó là cái nhiệt kế đầu tiên, bởi vì, thật sự nó đã “đo” nhiệt độ. Nhưng nên nhớ nó chỉ đo mức giãn, co của không khí trong ống nghiệm. Qua đó người ta phát hiện ra một trong những vấn đề liên quan đến cái nhiệt kế là nó bị tác động tùy theo áp suất không khí. Tuy nhiên nó không được chính xác.
Nhiệt kế ta dùng ngày nay dựa vào sự co giãn của chính một thứ chất lỏng. Chất lỏng đó được đổ vào ống nghiệm một đầu là một bầu đựng chất lỏng, đầu kia để hở. Nhiệt độ cao làm cho chất lỏng trong ống giãn nở và do đó lên cao trong ống. Trái lại nhiệt độ thấp làm cho chất lỏng trong ống co lại và chất lỏng tụt xuống. Các vạch trên ống cho ta biết nhiệt độ. Nhiệt độ kế kiểu này đã được đại Công Tước Ferdinand II tiểu quốc Tuscany sáng chế năm 1654.