Ai đã phát minh ra kính hiển vi?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 1 – Arkady Leokum
Kính hiển vi tiếng Anh là microscope có gốc Hy Lạp gồm “mikros” là nhỏ và “skopos” là quan sát. Vậy kính hiển vi là kính để quan sát các vật nhỏ. đó là dụng cụ để quan sát những vật nhỏ đến nỗi mắt thường của ta không thể nhìn thấy được.
Thông thường một vật càng lớn thì xuất hiện càng gần đối với mắt ta. Nhưng nếu gần quá 10 inchs thì ta nhìn nó ta lại thấy không rõ nữa. Thuật ngữ chuyên môn gọi là ngoài tiêu cự. Bây giờ nếu có một kính lồi đặt giữa ta và mục tiêu thì có thể gần hơn 10 inchs ta vẫn nhìn thấy rõ vì nó còn nằm trong tiêu cự.
Ngày nay ta thường mô tả cái kính hiển vi như một dụng cụ để phóng đại. đúng là thế. Và thời xưa người ta đã biết loại kính phóng đại này rồi. Ngày nay ta nói “kính hiển vi” ta thường chỉ hiểu theo nghĩa này. Chớ thật ra kính hiển vi là loại kính “phức hợp”, kính “ghép”.
Vậy kính “ghép” là gì? Trong kính hiển vi, sự phóng đại ở hai giai đoạn. Có một thấu kính gọi là “objective” đóng vai trò phóng đại lần thứ nhất. Hình ảnh được phóng đại này được phóng đại một lần nữa ở một thấu kính khác gọi là “Eyepiece” hay “ocular”. Ngày nay có thể có kính hiển vi với nhiều thấu kính phóng đại ghép lại với nhau như vậy, nhưng nguyên tắc thì vẫn không thay đổi.
Kính hiển vi phức hợp được chế tạo ra đâu vào khoảng năm 1590 đến 1610. Không biết chắc chắn là ai nhưng người ta thường cho rằng chính Galileo là cha đẻ ra loại kính này. Một nhà khoa học người đức tên là Leeuwenhock đôi khi cũng được coi là “cha đẻ ra kính hiển vi” chỉ vì ông có nhiều sáng chế liên quan đến loại kính này.
Leeuwenhook chỉ ra một ngũ cốc, một con bọ chét và những vật li ti khác là do trứng chứ không phải là “tự phát sinh”. Ông là người đầu tiên nhìn được những nguyên sinh động vật như protozoa hoặc vi khuẩn chẳng hạn. Với kính hiển vi của ông, ông là người đầu tiên nhìn thấy sự tuần hoàn của máu.
Ngày nay kính hiển vi quan trọng đến nỗi nếu không có kính hiển vi thì hầu hết các bộ môn khoa học và công nghiệp đành bó tay.