Ai là người đặt cơ sở cho lực học thiên thể?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 8 – Arkady Leokum

Hẳn bạn chẳng còn lạ gì cái tên Isaac Newton (1642- 1727) nhà vật lý, nhà toán học, nhà thiên văn học người Anh vĩ đại. Và việc ông suy nghĩ về sức hút bắt nguồn từ quả táo rơi xuống đất có lẽ bạn đã được nghe thầy cô giáo giảng từ lâu rồi.

Năm 1660, khi chỉ 24 tuổi đầu Newton đã dùng lăng kính ba mặt để phân giải ánh sáng mặt trời, phát hiện quang phổ. Từ đó Newton bắt đầu nổi tiếng. Phân tích quang phổ là công việc quan trọng mà các nhà thiên văn học nghiên cứu tính chất vật lý và thành phần hóa học của thiên thể. Năm 1672 Newton tròn 30 tuổi phát minh ra ống nhòm thiên văn kiểu phản xạ, mở ra một con đường mới cho việc chế tạo kính viễn vọng thiên văn cỡ lớn hiện đại. Từ chuyện quả táo rơi xuống đất, Newton liên tưởng đến mặt trăng tại sao không rơi xuống đất? Từ đó suy nghĩ đến hành tinh quay chung quanh mặt trời. Bằng toán học, Newton chứng minh định luật thứ ba về sự vận động hành tinh của Kepler, tìm ra quan hệ nội tại của định luật thứ ba này, tức là sức hút lẫn nhau giữa các thiên thể. Định luật sức hút của vạn vật tỏ rõ sức mạnh vô song, đặt cơ sở cho lực học thiên thể.

Newton cống hiến cho khoa học thật to lớn, ông cũng được tôn kính trên nhiều phương diện. Newton có đức độ cao thượng và vô cùng khiêm tốn. Ông viết: “Nếu tôi có thể nhìn xa hơn một chút, ấy là vì tôi đứng trên vai của những người khổng lồ”.