Amoniac và muối amoniac – Học tốt hóa 10
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Hóa học là một trong những môn học hấp dẫn. Sở dĩ như vậy vì nó đem đến những phản ứng, thí nghiệm hết sức ấn tượng. Ở bài viết lần này, hãy cùng với Vietlearn đi tìm hiểu về thuật ngữ Amoniac và muối amoni. Có những điều gì cần biết về 2 dạng chất này?
Amoniac là gì? Muối amoni là gì?
Amoniac là gì?
Chắc chắn có không ít bạn đọc ở đây thắc mắc amoniac là chất gì. Nếu không phải là một người có niềm đam mê với hóa học thì việc không biết đến chất này cũng là điều dễ hiểu.
Cụ thể, amoniac là một chất hóa học được hợp thể từ nito và hydro. Công thức hóa học của nó là NH3. Amoniac có cấu tạo phân tử bao gồm:
3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực.
Nguyên tử N có hóa trị là -3.
NH3 có cấu tạo không đối xứng nên là phân từ phân cực.
Cấu tạo phân tử NH3
Muối amoni là gì?
Thực tế, amoniac và muối amoni thường gắn liền với nhau. Muối amoni bắt nguồn từ chính amoniac. Cụ thể nó là sự kết hợp giữa NH3 và axit bất kỳ ( bao gồm cation NH4+ và anion gốc axit). Công thức hóa học tổng quát là: (NH4)aA.
Tính chất vật lý của amoniac và muối amoni
Tính chất là vật lý là một trong những kiến thức tối thiểu quan trọng mà bạn đọc cần biết về mỗi loại chất hóa học. Nếu bạn còn thắc mắc mùi amoniac là mùi gì, màu sắc và khi điện ly cho ra những gì thì ngay sau đây là những thông tin vô cùng hữu ích.
Tính chất vật lý amoniac
Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai (thường xuất hiện trong nước tiểu). Mùi khai có đặc trung là xốc nhẹ. Khối lượng riêng là nhẹ hơn so với không khí.
NH3 đặc biệt tan nhiều trong nước. Khi hòa trộn vào với nước tạo nên dung dịch bazo (có tính kiềm).
NH3 tan trong nước cho dung dịch có tính kiềm nên đổi màu phenophtalein thành màu hồng và quỳ tím thành màu xanh.
Tính chất vật lý muối amoni
Muối amoni là chất có cấu tạo tinh thể ion.
Đặc biệt tan tốt trong nước.
Điện ly hoàn toàn cho ra các phần tử ion.
Đọc thêm tính chất của Nito
Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni
Đi kèm với tính chất vật lý đương nhiên là các tính chất hóa học. Tính chất hóa học được thể hiện thông qua các phản ứng của chất với các chất khác.
Tính chất hóa học của amoniac và muối amoni
Tính chất hóa học của amoniac
Tác dụng với nước: khi cho NH3 tác dụng với nước sẽ tạo nên dung dịch bazo. Đây là dung dịch bazo yếu.
NH3 + H2O → NH4+ + OH–
Phản ứng của amoniac với nước đồng thời là phản ứng thuận nghịch (2 chiều). Dung dịch bazo sau đó có khả năng chuyển màu quỳ tím thành xanh.
Tác dụng với axit: amoniac cho tác dụng với axit tạo ra muối. Một trong những phản ứng nhận biết amoniac phổ biến là tác dụng với HCl cho ra muối amoni clorua có dạng khói trắng.
NH3 + HCl → NH4Cl
Tác dụng với bazo: Amoniac có khả năng tác dụng với các bazo cho ra các dung dịch kết tủa. Tiêu biểu như:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Trong đó Al(OH)3 là chất rắn kết tủa màu trắng. Đây cũng là một trong những phản ứng nhận biết NH3 đặc trưng.
Tính khử: Trong phân tử NH3 thì N có hóa trị thấp nhất là -3. Cũng chính vì vậy mà ở các phản ứng hóa học, nó chỉ có thể tăng hóa trị lên thành 0, +1, +2, +3, +4 và +5. Với việc số oxi hóa chỉ tăng lên nên có thể khẳng định NH3 có tính khử.
Tác dụng với Oxi, Clo:
4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O: phản ứng không duy trì sự cháy của NH3
2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl. Trong trường hợp mà NH3 còn dư sẽ tiếp tục tác dụng với HCl tạo ra NH4Cl có dạng khói trắng.
Tóm lại, đối với amoniac, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy 2 tính chất hóa học chính là tính khử và tính bazo yếu.
Đọc thêm Axit nitric – Khái niệm, tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng
Tính chất hóa học của muối amoni
Muối amoni bao gồm 2 tính chất hóa học chủ yếu là tác dụng với dung dịch kiềm và phản ứng nhiệt phân.
Tác dụng với kiềm: (NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O.
Đây chính là phương trình điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm. Đồng thời cũng để nhận biết các loại muối amoni.
Phản ứng nhiệt phân: Các phản ứng nhiệt phân của muối amoni đều cho ra sản phẩm là khí NH3. Một vài phản ứng nhiệt phân còn thể hiện tính oxi hóa của muối amoni.
Amoniac và muối amoni dùng để làm gì? Ứng dụng của amoniac trong đời sống
Amoniac là một trong những chất hóa học đóng vai trò khá quan trọng vào đời sống. Chúng được ứng dụng một cách rộng rãi và phổ biến ở rất nhiều lĩnh vực:
Làm thuốc tẩy: Amoniac được ứng dụng vào làm các chất tẩy rửa. Thông thường là các chất tẩy rửa bề mặt, có khả năng làm sạch kính, thủy tinh,…
NH3 ứng dụng làm chất tẩy rửa
Ứng dụng trong dệt may: Amoniac lỏng được dùng để làm bông.
Xử lý khí thải: Được ứng dụng trong xử lý khí thải khi thực hiện đốt các nhiên liệu như than, đá,…
Chế tạo phân bón: Theo như thống kê, có tới 83% lượng amoniac lỏng được ứng dụng vào để chế tạo phân bón. Đơn giản vì NH3 là chất có rất nhiều lợi ích tốt dành cho cây trồng.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp liên quan tới chủ đề amoniac và muối amoni. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức cần thiết về 2 loại chất.
Hãy cùng đồng hành với Vietlearn ở những bài viết tiếp theo nhé.
Tìm hiểu muối nitrat là gì với phương pháp học hiệu quả của Vietlearn
Tăng tốc với phương pháp học lớp 8 độc lạ
Vật lý lớp 10: kiến thức cơ bản bài tập điển hình
Axit amin là gì? – Khám phá kiến thức hóa học cùn