Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì? Kiến thức lý 7
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Đối với vật lý học lớp 7, quang học là một trong những chương vô cùng quan trọng. Hiểu được về những kiến thức này sẽ giúp các em mở mang tầm hiểu biết hơn rất nhiều. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Ngoài ra so sánh với ảnh của một vật tạo bởi những gương khác nữa. Chắc chắn những kiến thức mà chúng tôi mang đến sẽ làm cho bạn thấy thích thú. Cùng bắt đầu ngay thôi.
Thực tế về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Gương phẳng là gì?
Trước khi tìm hiểu về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, các em nên biết trước về gương phẳng. Theo định nghĩa, gương phẳng là gương có bề mặt phản xa. Đây là một phần của mặt phẳng, và chúng có tác dụng phản chiếu lại ánh sáng được truyền tới.
Đối với những loại gương khác, gương phẳng được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp gương phẳng ở nhiều nơi khác nhau. Không chỉ trong gia đình mỗi người, gương còn được dựng nhiều ở những cửa hàng khác. Ví dụ như: cửa hàng quần áo, cửa hàng trang sức.
Ngoài ra, gương được ứng dụng để tạo nên những bộ phận ở trong kính hiển vi, kính nha khoa, ống nhòm, kính thiên văn…
Định nghĩa về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Trong quang học, đặc biệt lĩnh vực quang hình, ảnh ảo xuất hiện nhiều lần. Đây là thuật ngữ chỉ những hình ảnh quan sát khi thấy các quang tuyến ánh sáng. Ngoài ra những hình ảnh quan sát qua các bức xạ điện từ. Có thể nói chúng cùng đi ra từ nơi nào đó mà trên thực tế thì đường đi của quang tuyến sẽ không đi qua các điểm ở trên hình ảo này.
Tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Đối với tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, bạn có thể thấy rằng chúng có khá nhiều tính chất. Thế nhưng những tính chất này đều được hệ thống lại vô cùng rõ ràng. Hơn nữa chúng có liên quan đến nhau. Thế nên bạn sẽ thấy rằng chúng không khó để ghi nhớ.
Ví dụ bài làm về ảnh của vật qua gương
Khi có vật đứng trước gương phẳng, gương sẽ cho ta một ảnh ảo. Ảnh ảo này sẽ có độ lớn bằng vật.
Khoảng cách từ vật đến gương chính bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Có thể hiểu rằng: ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.
Màn chắn không thể hứng được ảnh ảo.
Xét hai vật cùng đứng ở trước gương. Vật nào đứng ở xa gương hơn thì ảnh của vật đó sẽ nhỏ hơn so với ảnh tạo bởi vật kia.
Ảnh của một vật tạo bởi gương chính là hình của một vật quan sát được ở trong gương.
Lưu ý nhỏ: Ảnh của một vật chính là tập hợp của tất cả các điểm nằm trên vật đó. Ngoài ra, các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng sẽ cho tia phản xạ. Tia phản xạ này sẽ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo là S’.
So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng với các loại gương khác
Nhắc đến ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, người ta thường so sánh với cả những loại gương khác. Có tất cả 3 loại gương. Đó là: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng:
Ảnh ảo có kích thước bằng với vật khi đi qua gương phẳng
Ảnh ảo có kích thước nhỏ hơn vật khi đi qua gương cầu lồi
Ảnh ảo có kích thước lớn hơn vật khi đi qua gương cầu lõm
Hướng dẫn giải bài tập vật lý về ảnh qua gương phẳng
Dưới đây là một số bài tập vật lý về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Theo nhận định của chúng tôi, những bài tập này không quá khó. Tuy nhiên chúng tôi vẫn gắn kèm cả giải bài tập vật lý 7 bài 5 kèm với câu hỏi. Tin rằng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp các em học sinh giải bài tập dễ dàng hơn.
Bài tập vẽ hình qua gương nâng cao
Bài tập
Bài 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
A Ảnh của một vật được tạo qua gương phẳng sẽ luôn có kích thước nhỏ hơn vật
B Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật. Điều này tùy thuộc vào vị trí đặt vật ở trước gương.
C Nếu như đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật đặt ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh. Ảnh này là ảnh của vật và tạo bởi gương phẳng.
D Ảnh của một vật được tạo bởi gương phẳng sẽ luôn có kích thước bằng với vật.
Bài 2: Ta nhìn thấy ảnh S’ được tạo bởi một điểm sáng S đặt ở trước gương phẳng khi nào?
A Khi mà ảnh S’ được đặt ở phía trước của mắt chúng ta
B Khi mà S’ được chuyển thành nguồn sáng
C Khi mà giữa mắt và ảnh S’ không tồn tại vật để chắn sáng
D Khi mà mắt nhận được tia phản xạ tới từ các tia tới, và xuất phát từ điểm sáng S.
Bài 3: Vì sao ta có thể đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S được tạo ra bởi gương phẳng mà không thể hứng được ảnh ở trên màn?
A Bởi vì ảnh ảo là nguồn sáng, nên ta không thể hứng được.
B Bởi vì chùm tia phản xạ là chùm tia phân kỳ. Thế nên chúng không thể hội tụ được ở trên màn
C Bởi vì ảnh ảo là vật sáng, nên ta không thể hứng được.
D Bởi vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. Thế nên ta không thể hứng được ảnh ở trên màn.
Bài 4, Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây:
A Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng sẽ có kích thước bằng với vật
B Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi sẽ có kích thước nhỏ hơn vật
C Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm sẽ có kích thước lớn hơn vật
D Ảnh ảo tạo bởi ba loại gương sẽ có kích thước bằng nhau.
Giải bài tập chi tiết với lời giải thích
Dựa vào những gì đã học từ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, học sinh có thể dễ dàng trả lời được những bài tập này.
Bài 1, đáp án đúng là D.
Ảnh tạo bởi gương phẳng sẽ không hứng được ở trên màn chắn. Bởi thế đáp án C là sai
Ảnh tạo bởi gương phẳng có kích thước bằng với vật. Do đó đáp án A, B là đáp án sai, còn đáp án D đúng.
Bài 2, Đáp án đúng là D
Để có thể nhìn được vật, tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người. Thế nên, để có thể nhìn thấy ảnh của vật qua gương, mắt sẽ phải nhận được tia phản xạ. Những tia này sẽ xuất phát từ điểm sáng S.
Bài 3, Đáp án đúng là B
Ảnh ảo S’ của điểm sáng S sẽ do gương phẳng tạo ra. Chúng là giao điểm của đường kéo dài xuất phát từ các tia sáng phản xạ ở trên gương. Khi ta đặt màn hứng ảnh ở vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S, ta sẽ không hứng được ảnh ở trên màn.
Bài 4, Đáp án đúng là D
Cả 3 đáp án A, B, C đều đã được nêu ra ở trên bài học. Do đó đấy là những đáp án đúng. Với tính chất rõ rệt như vậy, sẽ không có chuyện ba ảnh ảo này từ một vật qua ba chiếc gương bằng nhau.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Đây đều là những tính chất thú vị, cùng những bài học liên quan cho học sinh tham khảo. Ảnh của một vật qua gương phẳng là kiến thức rất cơ bản. Thế nên bất cứ học sinh nào cũng nên học kỹ và ghi nhớ để có thể làm bài trôi chảy nhất nhé. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác ở trên website của chúng tôi để hiểu thêm nhiều kiến thức. Ví dụ kiến thức định luật phản xạ ánh sáng cũng rất bổ ích, hãy click vào ngay!
Xem thêm