Áp suất là gì? Công thức tính áp suất

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Áp suất là gì? Là một đại lượng vật lý quan trọng, hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống đều liên quan tới đại lượng này. Cùng tìm tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm, công thức tính có trong nội dung bài viết dưới đây của Vietlearn.org

Áp suất là gì? Các khái niệm liên quan

Áp suất là gì vật lý 8?

Áp suất có tên tiếng anh là Pressure, kí hiệu là p hoặc P. Được biết đến là lực trên một đơn vị diện tích, tác dụng theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Hiểu một cách đơn giản, áp suất là lực tác động kết hợp với diện tích và góc vuông tạo thành.

Áp suất thẩm thấu là gì?

Áp suất thẩm thấu là áp áp suất tối thiểu cần được áp dụng cho dung dịch để ngăn dòng chảy của dung môi tinh khiết qua màng bán thấm về phía chất tan. Áp suất thẩm thấu cùng được định nghĩa là thước đo xu hướng của dung dịch lấy trong dung môi nguyên chất thẩm thấu.

Quá trình thẩm thấu xảy ra khi 2 dung dịch chứa nồng độ chất tan khác nhau, được ngăn bởi màng thấm chọn lọc. Các phân tử dung môi tốt nhất qua màng từ dung dịch nồng độ thấp đến dung môi có nồng độ chất tan cao hơn. Việc chuyển các phân tử dung môi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng.

Áp suất khí quyển còn được biết đến với tên gọi là áp suất không khí. Đây là đại lượng của lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh trái đất, có tác dụng lên vật để đặt nên đó. Nói cách khác, áp suất khí quyển là áp suất không khí mà chúng ta đang hít thở hàng ngày, còn được gọi là áp lực trong khí quyển trái đất.

Áp suất tuyệt đối là gì?

Áp suất tuyệt đối là tiêu chuẩn đối với một môi trường chân không hoàn hảo. Giá trị áp suất của nó bằng áp suất tương đối cộng với áp suất khí quyển. Ví dụ như: khi dùng đồng hồ đo áp suất, đo được giá trị là 10 bar, khi đó áp suất tuyệt đối sẽ bằng giá trị áp suất tương đối với áp suất khí quyển. Lúc này, áp suất tuyệt đối sẽ là 11 bar.

Áp suất chất lỏng là gì?

Áp suất chất lỏng là một lực đẩy của chất lỏng truyền trong các đường ống. Lực đẩy càng nhanh thì áp suất càng mạnh; lực đẩy càng yếu thì áp suất càng thấp. Chất lỏng ở đây có thể là nước, dầu,…Không chỉ riêng áp suất chất lỏng mà tất cả các áp suất lưu chất như khí, khí nén,…là hoàn toàn như nhau.

Áp suất thủy tĩnh là gì?

Áp suất thủy thủy tinh là áp suất được tạo ra từ chất lỏng đứng yên ví dụ như đổ nước vào ly, nước trong ly sẽ tạo ra áp suất thủy tĩnh trên đáy ly và thành ly.

Áp suất dư là gì?

Áp suất dư là áp suất tại một điểm trong chất lỏng và chất khí khi lấy mốc là áp suất khí quyển lân cận xung quanh. Trị số của nó được tính bằng công thức pd = p – pa; trong đó p là áp suất tối đa, pa là áp suất khí quyển.

Đơn vị áp suất là gì?

Đơn vị đo áp suất thường được sử dụng đó là:

Pa: Là đơn vị đo áp suất nằm trong hệ đo lường quốc tế SI, đơn vị này được sử dụng phổ biến trong xây dựng, sản xuất công nghiệp như thép, điện, máy chân không,…

Kpa: Là đơn vị đo áp suất được tính dựa trên sự quy đổi từ Pa. 1Kpa = 1000Pa. Kpa được đưa làm đơn vị hiển thị của nhiều loại đồng hồ đo áp suất của các loại máy móc.

Bar: Được biến đổi thành các đơn vị nhỏ hơn hoặc lớn hơn là mbar, Kbar. 1 bar = 100.000 Pa.

Mpa: Là đơn vị được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất, dùng trong các loại đồng hồ đo của máy nén khí, áp suất thủy lực,… 1 Mpa = 1000 Kpa = 1000000 Pa

Công thức tính áp suất là gì?

Công thức tính áp suất trong vật lý: F = P/s

Trong đó:

F: là lực lên mặt bị ép

P: là áp suất

S: là diện tích mà lực ép lên đó

Bảng đơn vị đo áp suất

Ở các quốc gia châu Á đơn vị được sử dụng phổ biến nhất là Pa, Mpa, Kpa còn ở các quốc gia châu Âu đơn vị được sử dụng đó là bar, kg/cm2,….Vậy, làm thế nào để quy đồng các đơn vị đo áp suất này? Bạn có thể tham khảo bảng chuyển đổi các đơn vị dưới đây:

Ý nghĩa của áp suất

Áp suất giữ một vai trò quan trọng trong cuộc đời sống, sản xuất công nghiệp, y tế,….Trong từng lĩnh vực, áp suất lại mang ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

Đối với công nghiệp sản xuất: Áp suất là đơn vị không thể thiếu trong sản xuất cơ điện, hóa lọc dầu, chế biến thực phẩm hay xử lý nước thải,…

Đối với y tế: Áp suất cung cấp chân không phục vụ trong lĩnh vực như khám bệnh, phẫu thuật, cung cấp khí oxy cho người bệnh,….

Các loại áp suất và thiết bị đo áp suất là thiết bị cần thiết trong ngành sản xuất để cung cấp áp suất cũng như theo dõi áp suất để điều chỉnh phù hợp với nhà máy sản xuất.

Hướng dẫn cách làm tăng, giảm áp suất

Cách làm tăng áp suất

Tăng áp lực tác động đồng thời giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép

Tăng lực tác động vuông góc, đồng thời giảm diện tích bề mặt bị ép

Giữ nguyên áp lực và tăng diện tích bề mặt bị ép

Cách làm giảm áp suất

Giảm áp lực tác động và giữ nguyên diện tích bề mặt bị ép

Giảm áp lực đồng thời giảm luôn diện tích bề mặt bị ép

Giữ nguyên áp lực và giảm diện tích bề mặt bị ép

Các thiết bị đo áp suất được sử dụng phổ biến hiện nay

Để đo được áp suất, bạn phải sử dụng thiết bị đo chuyên dụng để đảm bảo mức độ chính xác áp suất của từng thiết bị. Dưới đây là một số thiết bị thường được sử dụng để đo áp suất, đó là:

Đồng hồ đo áp suất cơ học là thiết bị được sử dụng để đo áp suất chất khí, hơi, lỏng,…Đồng hồ đo áp suất thường được lắp đặt trực tiếp với các thiết bị máy móc hoặc đường truyền của khí, chất lỏng. Các loại đồng hồ đo áp suất phổ biến đó là:

Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ áp suất mặt bích

Đồng hồ áp suất đo trênh áp

Đồng hồ đo trênh áp có dầu

Cảm biến đo áp suất

Cảm biến đo áp suất là thiết bị điện tử, có nhiệm vụ thu tín hiệu áp suất để chuyển sang tín hiệu điện. Cảm biến đo áp suất thường được sử dụng trong các lĩnh vực liên quan đến áp suất.

Cảm biến được sử dụng ở các vị trí khó đo, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Máy được sử dụng phổ biến tại các nhà máy sản xuất để thông báo tín hiệu, giúp người dùng điều khiển áp suất một cách hợp lý.

Cảm biến áp suất kết hợp với đồng hồ điện tử

Là loại cảm biến áp suất được kết hợp với đồng hồ điện tử, hiển thị kết quả đo dạng số. Nhờ đó, giúp người dùng dễ dàng đọc kết quả nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ trong việc ghi chép, phân tích số liệu.

Máy đo áp suất

Máy đo áp suất có thiết kế vô cùng nhỏ gọn, dễ sử dụng, cho kết quả nhanh chóng và đảm bảo được sự chính xác gần như tuyệt đối. Đặc biệt, các loại máy đo áp suất được kết hợp với tính năng hoạt động đa dạng như dễ dàng lựa chọn chế độ đo cho từng vật liệu, chuyển đổi đơn vị đo.

Nhờ vậy, người dùng dễ dàng đo được áp suất theo từng đơn vị như Pa, Kpa,…Đồng thời, máy đo còn có thể kết nối được với máy in, máy tính để xuất thông tin, tiết kiệm thời gian,…

Hy vọng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được khái niệm áp suất là gì, công thức tính cũng như thiết bị đo được sử dụng phổ biến hiện nay.