Ấu trĩ là gì? Tác hại của bệnh ấu trĩ

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Ấu trĩ là gì? Đối với nhiều người, ấu trĩ là một bệnh nhưng thực tế không phải vậy, thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ những người có suy nghĩ chưa chín chắn, non nớt. Cùng tìm hiểu chi tiết các nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của Vietlearn.org!

Ấu trĩ là gì? Ấu trĩ có nghĩa là gì?

Trong y học, ấu trĩ được coi là một bệnh, là bệnh thiểu năng sinh dục ở động vật trong thời kỳ phát triển ngoài bào thai. Ấu trĩ trong tiếng Việt mang nghĩa non nớt, chỉ sự thiếu kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó. Trong triết học, sự ấu trĩ có nghĩa là người trưởng thành nhưng lại có tính cách nón nớt như một đứa trẻ.

Nghĩa của từ ấu trĩ là gì được hiểu một cách đơn giản nhất là dùng từ để chỉ những người có suy nghĩ không chín chắn, thiển cận và hay ngộ nhận về sự hiểu biết của bản thân.

Einstein từng nói: “Có hai thứ vô hạn, vũ trụ và sự ngu ngốc của con người. Nhưng tôi không chắc chắn về điều thứ nhất”. Dốt thì không đáng sợ nhưng đáng sợ nhất đó chính là không biết mình dốt ở đâu, không chịu học hỏi, trau dồi kiến thức luôn cho mình là đúng nhất.

Rất khó để chúng ta khẳng định mình có phải là người ấu trĩ hay không bởi đây là đức tính khó nhận biết và một số người sẽ lấy đó là căn cứ để bàn tán sau lưng người khác thay vì đưa ra ý kiến trực tiếp.

Suy nghĩ ấu trĩ là gì?

Suy nghĩ ấu trĩ là suy nghĩ chưa thực sự kỹ càng. Ấu trĩ và trưởng thành không đối lập với nhau một cách tuyệt đối. Chúng ta thường thấy “trưởng thành” là một lời khen còn “ấu trĩ” là sự phủ định. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay sự trưởng thành cũng đi đôi với việc cổ hủ, nhàm chán còn sự ấu trĩ còn thể hiện sự quan tâm, khát khao.

Tính cách ấu trĩ là gì?

Tính cách ấu trĩ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người có hành động thiếu suy nghĩ, tư duy kém cỏi. Ví dụ như Mr Gem dù đã trưởng thành nhưng anh ta lại không kiểm soát được cảm xúc của bản thân thích tranh luận, hay cáu gắt,…

Tác hại của bệnh ấu trĩ là gì?

Bệnh ấu trĩ mang tới nhiều tác hại, cụ thể:

Về mặt bệnh lý, ấu trĩ không nguy hại nhưng về mặt xã hội lại có ảnh hưởng rất lớn, khiến con người không nhận thức đúng được giá trị đích thực của cuộc sống.

Nếu một người hành xử ấu trĩ sẽ làm cho xã hội ghét họ biểu hiện đó chính là ngoan cố bảo vệ ý kiến, quan điểm mà không quan tâm tới đúng sau.

Nếu một người trẻ có suy nghĩ, tính cách ấu trĩ thì có thể tha thứ con với những người lớn thì chắc chắn sẽ không còn thiện cảm nhất là trong công việc.

Căn bệnh “ấu trĩ” khiến con người ta bị cô lập, cách ly với thế giới. Nếu như bạn quá ấu trĩ thì sẽ chẳng có ai muốn kết bạn hay làm việc chung với bạn nữa.

Bệnh ấu trĩ khiến con người ta không phát triển, thụt lùi với xã hội giống như “ếch ngồi đáy giếng”, luôn đi sau người khác.

Những ai hay mắc bệnh ấu trĩ

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ấu trĩ nhưng phổ biến nhất là những người có ảnh hưởng đến xã hội, cụ thể:

Người có quyền: Biểu hiện là thường đưa ra các quyết định không tốt. Một người lãnh đạo giỏi không cần biết mọi thứ, giỏi mọi thứ nên phải biết lắng nghe, tin tưởng ai, đâu là thực, đâu là giả. Một người có quyền mà ấu trĩ thì chắc chắn sẽ không biệt được mình là ai, ai là ai.

Người có tiền: Biểu hiện của bệnh ấu trĩ đó chính là tìm mọi cách kiếm tiền, bất chấp thủ đoạn nhưng lại có tính tự cao tự đại, dùng tiền để làm việc sai trái.

Người nổi tiếng: Không ý thức được “danh tiếng” là tai tiếng hay sự nổi tiếng và cách sử dụng nó cũng là biểu hiện của sự ấu trĩ. Đây cũng chính là lý do vì sao có ngày càng nhiều những người nổi tiếng tự hào về sự nổi tiếng của mình bằng cách khoe thân trên mạng hoặc các nghệ sĩ hiếm khi khoe ảnh nghệ thuật mà lại khoe xe, khoe nhà,…

Người có bằng cấp: Có một nghịch lý là đôi khi người ấu trĩ lại tỷ lệ thuận với số bằng cấp nhất là khi bằng cấp không phải là kết quả của quá trình học tập. Bằng cấp có thể khiến nhiều người lầm tưởng rằng mình vượt trội hơn người khác mà quên mất rằng “biển học vô biên” không bao giờ là đủ.

Người có chữ: Đây là trường hợp đặc biệt vì họ luôn được coi là tấm gương của xã hội. Thế nhưng, sự ấu trĩ của họ không giống như người thường mà lại tác động sâu sắc tới cả một thế hệ. Liệu họ có thực hiện đúng sứ mệnh là truyền dạy kiến thức cho thế hệ sau hay chỉ vì sự ấu trĩ của mình làm ảnh hưởng xấu tới cả một thế hệ.

Cách nhận biết người ấu trĩ

Sự ấu trĩ luôn tồn tại trong bất kỳ ai, quan trọng là người đó có nhận ra được nó có phải là bản chất cơ bản của bạn và bạn có quyết tâm khắc phục nó hay không. Môi trường công động như trường học, cơ quan,…luôn xuất hiện những người có suy nghĩ ấu trĩ. Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất đó chính là luôn cho mình là đúng, làm việc theo ý của mình thậm chí là những việc vớ vẩn, ảnh hưởng tới người khác và tập thể.

Những người ấu trĩ thường không muốn tiếp thu ý kiến của người khác, không nhìn rõ mọi khía cạnh của vấn đề, luôn thu mình trong thế giới mình tự đặt ra và có thể dẫn tới các quyết định sai lầm.

Người ấu trĩ có ở bất cứ ở đâu nên bạn có thể bắt gặp và nói chuyện với họ thường xuyên. Khi bất đắc dĩ phải nói chuyện với người ấu trĩ, bạn hãy làm rõ mọi vấn đề của cả đôi bên, hạn chế sự khuyên nhủ đối với họ bởi vì họ luôn có khuynh hướng không lắng nghe. Thay vào đó nếu muốn giúp đỡ những người này thì cần phải có những hành động để chứng minh quan điểm của mình. Từ đó, sẽ tác động một cách tích cực, không chỉ với người có suy nghĩ ấu trĩ mà còn cả với những người xung quanh bạn.

Phân biệt ấu trĩ với bảo thủ

Có không ít người nhầm lẫn giữa bảo thủ với ấu trĩ, do đó bạn cần phải phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này nếu không thì rất có thể chính bạn cũng sẽ trở nên ấu trĩ trong mắt mọi người.

Ấu trĩ là sự ngộ nhận, thiếu chín chắn và chưa trưởng thành. Trong khi đó, bảo thủ là sự khăng khăng, tự cho mình là đúng, ít hiểu biết.

Ấu trĩ là trình độ hiểu biết thấp, kém cỏi còn bảo thủ là sự từ chối lắng nghe người khác ngay cả khi bạn cảm thấy mình sai.

Ấu trĩ khác với bảo thủ, nhưng thông thường chính vì sự ấu trĩ nên mới dễ bảo thủ.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây về “Ấu trĩ là gì? Tác hại của bệnh ấu trĩ” hy vọng sẽ giúp ích bạn.