Axit cacbonic và muối Cacbonat -Dạng bài tập & lời giải-Hóa 9

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Hóa học lớp 9 sẽ được học về các loại axit và muối bao gồm các tính chất vật lý và hóa học. Trong đó không thể thiếu hai loại là axit cacbonic và muối cacbonat vô cùng quan trọng trong chương trình. Vậy bạn đã biết được những kiến thức xoay quanh hai loại chất kể trên là gì hay chưa? Khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit cacbonic – muối cacbonat như thế nào đây?

Đôi nét về axit cacbonic và muối cacbonat

Tham khảo: Ứng dụng học trực tuyến hàng đầu Việt Nam – Vietlearn

Tìm hiểu khái niệm của axit cacbonic và muối cacbonat

Muốn học tốt hóa 9 bạn cần phải nắm vững về những lý thuyết cơ bản để xây dựng nền tảng vững chắc. Hiểu hết về khái niệm, phân loại và ký hiệu hóa học là điều đầu tiên cần ghi nhớ.

Khái niệm về axit cacbonic

Tìm hiểu về khái niệm của axit cacbonic là điều cần thiết trước khi muốn biết kỹ hơn về các tính chất của loại axit này. Tuy rằng có gốc axit nhưng axit cacbonic là một loại axit rất yếu khó nảy sinh phản ứng với các hợp chất khác. Đây cũng là một hợp chất nằm trong dãy vô cơ được ký hiệu bằng H2CO3… Nếu có tác dụng, axit cacbonic còn có thể phân tách ra làm 02 loại muối riêng biệt. Đó là muối cacbonat và muối hiđrocacbonat.

Tuy có gốc axit nhưng axit cacbonic là một loại axit có tính chất rất yếu

Khái niệm về muối cacbonat

Theo như khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng loại muối cacbonat là một phần của axit cacbonic. Với loại muối cacbonat có hai phân loại chính bao gồm muối trung hòa và muối axit.

Sau quá trình phân tách của axit cacbonic, muối cacbonat xuất hiện và không còn nguyên tố H trong công thức nữa. Các chất thuộc về nhóm này có thể là Na2CO3, CaCO3.và đây chính là loại muối trung hòa.

Sau quá trình phân tách, muối cacbonat hình thành song nguyên tố H vẫn còn giữ nguyên trong công thức. Đây chính là loại muối axit với các chất tiêu biểu như NaHCO3, Ba(HCO3)2,…

Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12

Tinh chất vật lý và tính hóa học của axit cacbonic và muối cacbonat

Để hiểu rõ hơn về hai chất trên đây, xin mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết này. Ngay bên dưới là phần kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học siêu chi tiết. Nhờ vào đây bạn có thể viết các phương trình và vận dụng giải bài tập tương ứng.

Tính chất của axit cacbonic

Tính chất vật lý

Axit cacbonic có tồn tại trong tự nhiên như trong các nước mưa, nước thiên nhiên. Số lượng khí C02 được hòa tan số lượng lớn trong các loại nước này. Chẳng hạn như trong 90m3 khí co2 sẽ được hòa tan hoàn trong 1000m3 nước mưa. Dung dịch này sẽ tạo thành chất axit cacbonic như chúng ta đang tìm hiểu.

Axit cacbonic có tồn tại trong tự nhiên như trong các nước mưa

Tính chất hóa học

Như đã nói ở khái niệm, axit cacbonic là một loại chất có gốc axit yếu. Chính vì vậy thay vì làm quỳ tím chuyển đậm nhanh chóng như các chất khác, axit cacbonic chỉ làm chuyển nhạt nhẹ. Hơn nữa, axit cacbonic cũng là một loại axit dễ bị phân hủy khi xảy ra phản ứng hóa học. Chẳng hạn khi có tác động, axit cacbonic lập tức biến thành nước và dạng khí CO2 bay lên.

Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Vietlearn

Tính chất của muối cacbonat

Tính chất vật lý

Muối cacbonat thuộc về nhóm trung hòa sẽ không tan được chẳng hạn như CaCO3, BaCO3, MgCO3… Ngoài ra một vài loại muối cacbonat thuộc nhóm axit sẽ tan được mà thôi.

Tính chất hóa học của muối cacbonat

Muối cacbonat có thể tác dụng với axit mạnh

Vốn dĩ là một loại được phân tách từ chất gốc axit yếu nên muối cacbonat dễ dàng bị tác dụng với các axit mạnh khác. Khi đó muối cacbonat sẽ cộng hưởng và tạo thành một loại muối mới và khí CO2. Chẳng hạn như khi với dụng với HCl sẽ tạo thành Natri clorua (NaCl), khí CO2và H2O (nước).

Muối cacbonat có thể tác dụng với bazơ

Ngoài tác dụng với axit mạnh, các loại muối cacbonat cũng có thể nảy sinh phản ứng với các loại dung dụng bazo. Lúc này muối cacbonat sẽ cộng hưởng với bazơ và sinh ra các loại muối mới cũng như bazo mới. Chẳng hạn như Kali cacbonat (K2CO3) tác dụng với Canxi hidroxit (Ca(OH)2) sẽ tạo thành Kali hydroxit (2KOH) và Cacbonat canxi (CaCO3).

Có thể tác dụng với dung dịch bazơ để sinh ra các loại muối mới hoàn toàn

Muối cacbonat có thể tác dụng với dung dịch muối

Bản thân đã là muối và muối cacbonat vẫn có thể nảy sinh phản ứng chất với các dung dịch muối khác. Lúc này cả hai loại muối sẽ dung hợp và tạo thành 2 muối mới hoàn toàn. Chẳng hạn như khi Natri cacbonat (Na2CO3) tác dụng với Clorua canxi (CaCl2) sẽ sinh ra hai loại muối mới. Đó là Natri clorua (2NaCl) và muối Cacbonat canxi (CaCO3).

Muối cacbonat có thể bị phân hủy bởi nhiệt độ

Ngoài 02 loại muối như Natri cacbonat (Na2CO3), Kali cacbonat (K2CO3) thì các loại muối còn lại rất dễ tác dụng với nhiệt. Ở nhiệt độ vừa đủ muối cacbonat ban đầu sẽ bị phân hủy thành hai chất riêng lẻ là Canxi oxit (CaO) và khí CO2.

Kết luận về axit cacbonic và muối cacbonat

Tính chất vật lý và hóa học của cả hai nhóm chất axit cacbonic và muối cacbonat đã được bật mí ngay ở trên. Nếu xem kỹ các kiến thức này sẽ giúp bạn vượt qua các kỳ kiểm tra ở chương trình hóa lớp 9 thêm phần dễ dàng. Và bạn đang có thắc mắc về bài tập cũng như kiến thức ở phần khác, hãy liên hệ với Vietlearn ngay để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Tính chất hóa học của Axit – Học tốt hóa 9

Các phương pháp nhận biết Axit Bazơ