Bằng cách nào chúng ta biết được tất cả các dấu vân tay đều là duy nhất?
Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 12 – Arkady Leokum
Ý tưởng rằng dấu vân tay là duy nhất đã có từ ều thế kỷ và dường như nó chẳng dựa cơ sở nào ngoài một sự giả định rằng ó quá phức tạp để có thể được lặp lại ở mọi chi tiết.
Việc sử dụng dấu vân tay như một kỹ thuật pháp y bắt nguồn từ một chuyên khảo phát hành vào năm 1892 bởi nhà thông thái Francis Galton. Với tính cách hết sức kỹ lưỡng, Galton đã xem xét mọi khía cạnh cần thiết của một dấu vân tay để chuyển nó thành một môn khoa học, bao gồm cả việc ước lượng xác suất hai người có cùng một dấu vân tay.
Để làm việc này, ông đã tính toán kích thước của một mảnh vân tay để hình dạng của nó có thể được lặp lại chính xác ở 50% trường hợp so sánh với người. Kết hợp với số lượng của những mảnh như vậy cần thiết để tạo thành một dấu vân tay điển hình, ông ước lượng rằng các dấu vân tay khác nhau đủ nhiều để chỉ có thể may mắn tìm được một dấu vân tay đồng dạng trong 1/64 tỉ trường hợp. Vì con số này dễ dàng vượt xa dân số thế giới, Galton kết luận rằng các dấu vân tay thực chất là duy nhất. Điều đáng lo là, các nghiên cứu của Galton chỉ sử dụng ít hơn 100 dấu vân tay và lý luận về sự trùng hợp của ông cũng rất lỏng lẻo.
Theo như giáo sư Stephen Stigler đã chỉ ra trong quyển sách lịch sử về các khái niệm thống kê Statistics on the Table (Harvard University Press, 1999) của ông, triển vọng xác định một tên nghi phạm qua dấu vân tay là quá hấp dẫn và cho tới những năm 1920, các văn bản chính quy đã khẳng định tính duy nhất của dấu vân tay là một sự thật.
Trong nhiều thập kỷ, giả định của Galton đã lan rộng mà hầu như không có một sự thách thức nào, càng làm tăng thêm danh tiếng cho nó. Tuy nhiên, việc thiếu đi sự thách thức thì khó có thể là bằng chứng cho sự chính xác tuyệt đối – chỉ có các bằng chứng “mang tính khoa học” mới có thể khuất phục được những kẻ đa nghi to mồm.
Nhưng từ cuối những năm 1990 đã có nhiều thách thức thành công đối với chứng cứ về vân tay, mặc dù chúng chủ yếu chỉ tập trung vào sai phạm trong nhận diện và xử lý. Và dấu vân tay vẫn được nhất trí là duy nhất về bản chất, bất chấp một thực tế rằng không có hi vọng nào để giúp nó thoát khỏi sự ngờ vực.
Một vài bằng chứng có tính gợi ý khác đã hình thành trong khi nghiên cứu quá trình sinh hóa của việc tạo dấu vân tay. Giáo sư James Murray của đại học Washington và các đồng nghiệp đã tính toán các quá trình này trên máy tính để thiết lập lại các dạng đặc điểm của vân tay. Các tính toán này cũng cho thấy ngay cả một sự khác biệt nhỏ nhất cũng làm thay đổi hoàn toàn kết quả cuối cùng. Bởi vì luôn luôn có yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình sống, điều này gợi ý mạnh mẽ rằng không có hai người nào có dấu vân tay giống nhau chính xác. Cho nên sau hết có lẽ Galton đã đúng – nhưng nhờ may mắn nhiều hơn là khoa học thuần túy.