Benchmarking là gì? Benchmarking trong quản lý chất lượng

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Benchmarking là gì? Là một chỉ số quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hiện nay, đại diện cho một khía cạnh cụ thể nào đó của tổng thị trường. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, quý khách hàng hãy chia sẻ những nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Là một trong những kỹ thuật quản trị nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh. Kỹ thuật này được sử dụng để so sánh hoạt động giữa các tổ chức khác nhau nhưng hoạt động trong lĩnh vực tương tự nhau hoặc giữa nhiều bộ phận trong cùng một tổ chức.

Khái niệm benchmark là gì còn được sử dụng để so sánh, phân tích đánh giá các thông số hiệu suất giữa hai hoặc nhiều yếu tố. Đây là một chỉ số quan trọng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh.

Benchmarking còn được biết đến với tên gọi là chuẩn đối sánh. Bạn cũng có thể hiểu benchmarking là quá trình so sánh hiệu suất của các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình của công ty đối với nhiều công ty khác, được coi là tốt nhất trong ngành.

Các cấp độ của benchmarking

3 cấp độ cơ bản của benchmarking đó là:

Cấp độ hoạt động: Được áp dụng trong từng đơn vị kinh doanh riêng lẻ.

Cấp độ chức năng: Được xem xét ở toàn bộ tổ chức, cấp độ này sẽ giúp ích rất nhiều cho tất cả các bộ phận bên trong tổ chức.

Cấp độ chiến lược: Có sức ảnh hưởng mạnh tới hệ thống và quá trình thực hiện việc lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức. Benchmarking chiến lược không chỉ giúp bạn thắng lợi nhanh chóng mà còn có thể có những tiềm năng đạt được lợi ích dài hạn.

Vì sao benchmarking quan trọng?

Benchmarking giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế cũng như quản lý chất lượng, bởi:

Cho phép công ty cải thiện khả năng cạnh tranh thông qua việc xác định và cải thiện dựa trên các hoạt động của chuỗi giá trị mà công ty đối thủ trội hơn khi so sánh về chi phí, dịch vụ, uy tín cũng như vận hành.

Chuẩn đối sánh đòi hỏi đo lường chi phí hoạt động của chuỗi giá trị trong ngành để xác định “trường hợp tốt nhất” trong các công ty để cạnh tranh vì mục đích sao chép hoặc cải thiện theo trường hợp tốt nhất.

Các nguồn thông tin tiêu biểu cho benchmarking gồm có các báo cáo đã được công bố, ấn phẩm thương mại, nhà phân phối, đơn vị cung cấp, đối tác, chủ nợ,…và từ những công ty của đối thủ.

Một số công ty đối thủ sẽ chia sẻ các dữ liệu về benchmarking nhưng International Benchmarking Clearinghouse sẽ cung cấp hướng dẫn để đảm bảo các hạn chế thương mại, chuyển giá, hối lộ và hành vi kinh doanh không đúng sẽ không diễn ra giữa các công ty tham gia.

Đối với các dự án xây dựng thì benchmarks là một bộ phận quan trọng của “Achieving Excellence initiative”, giúp việc quản lý các dự án xây dựng dễ dàng hơn.

Lợi ích của benchmarking

Ngoài giúp ích cho các công ty trở nên hiệu quả và có lợi hơn, benchmarking còn có nhiều lợi ích đó là:

Nâng cao hiểu biết của đội ngũ nhân viên về cấu trúc chi phí và quy trình nội bộ.

Khuyến khích xây dựng nhóm và hợp tác vì lợi ích cạnh tranh.

Tăng cường sự quen thuộc đối với các chỉ số hiệu suất chính và cơ hội cải tiến trong toàn công ty.

Giúp đội ngũ nhân viên hiểu thêm về quy trình hoặc sản phẩm của công ty, có thể coi đây là chìa khóa thành công của các doanh nghiệp hiện nay.

Những ai liên quan đến benchmarking

Trong một tổ chức, có 3 bên sẽ liên quan đến benchmarking, đó là:

Bộ phận kinh doanh: Chính là giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm tìm ra các dịch vụ để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Mối quan tâm của khách hàng benchmarking sẽ là có thể cải thiện tình hình hoạt động dịch vụ và kiểm soát các nhà cung cấp dịch vụ, hỗ trợ kinh doanh thông dịch vụ của các doanh nghiệp.

Người sử dụng cuối cùng bên ngoài: Là bất kỳ ai sử dụng dịch vụ của tổ chức, tiếp cận thông tin hoặc tiến hành các giao dịch với chính phủ. Mối quan hệ của họ trong benchmarking sẽ là dịch vụ này sẽ được cải thiện và đáp ứng như thế nào đối với người dùng.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận với khách hàng. Đơn vị cung cấp sẽ cải tiến dịch vụ như thế nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và dịch vụ nào sẽ có hiệu quả về chi phí.

Với nội dung thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về thuật ngữ benchmarking là gì cũng như các thông tin liên quan khác. Nếu có bất kỳ ý kiến, đóng góp nào để bài viết hoàn thiện hơn, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, Vietlearn.org sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.