BÍ ẨN CỦA NHỮNG TƯỢNG ĐÁ TRÊN ĐẢO PHỤC SINH

Từ khóa tìm kiếm: Những bí ẩn của nhân loại – Minh Anh

Trên hòn đảo nhỏ ở nam Thái Bình Dương này, hàng trăm bức tượng đá cao từ 7-10 m (mỗi bức nặng gần 90 tấn) vẫn ngoảnh mặt ra biển như đợi chờ một điều gì đó trong suốt mấy nghìn năm qua. Đến nay, người ta vẫn chưa hiểu vì sao các cư dân cổ xưa có thể dựng những bức tượng khổng lồ này.

Đúng vào ngày lễ Phục sinh năm 1772, một đoàn thám hiểm Hà Lan do đô đốc hải quân Iacopu Rosivan dẫn đầu đã đặt chân lên hòn đảo rộng chưa đầy 18 km, dài 24 km này. Họ vô cùng kinh ngạc khi thấy vòng quanh đảo có trên 600 pho tượng mặt người, to nhỏ khác nhau, sắp thành hàng trên các bệ đá. Có bức cao tới trên 30 m và nặng vài trăm tấn. Các bệ đá đều vuông vức, cao trên 4 m. Tổng cộng có hơn 100 bệ, mỗi bệ đặt từ 4-6 pho tượng. Điều giống nhau ở các pho tượng đá là đều có khuôn mặt dài, hai mắt lõm sâu, lông mày rậm rịt, miệng nhô, tai dài, sống mũi cao gồ. Chúng có đôi tay dài, nhất loạt đặt trước bụng, mặt hướng ra biển như trông ngóng một điều gì đó. Ngoài ra, đoàn thám hiểm của Rosiven còn phát hiện trên 300 pho tượng mặt người đang trong tình trạng chế tác dang dở ở phía Đông Nam đảo. Pho tượng lớn nhất cao tới 22 m, nặng khoảng 400 tấn. Quanh các pho tượng này còn dấu tích của đá gọt rải rác cùng 40 hố sâu giống nhau phân bố khắp vùng. Các nhà khoa học trong đoàn không sao lý giải nổi nguồn gốc của các pho tượng này. Sau này, nhớ lại thời điểm đặt chân lên đảo, Rosiven đã đặt tên nó là đảo Phục Sinh. Bí ẩn của các tượng đá trên đảo Phục Sinh đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong suốt ba thế kỷ qua. Các chuyên gia về văn hóa cổ thuộc Đại học Hoàng gia Anh cho rằng, những tác phẩm điêu khắc trên đảo Phục Sinh là một bộ phận không thể tách rời của nền văn hóa cổ Polynesia ở Thái Bình Dương. Cùng quan điểm trên, vào năm 1926, chuyên gia nhân chủng học Mỹ, Tiến sĩ Yanmus Quisiwa, cho xuất bản công trình nghiên cứu nổi tiếng có tựa đề “Đại lục chìm đắm MV”. Trong đó, ông chứng minh rằng MV là cái nôi của loài người. 50.000 năm trước, số dân ở đây lên tới 64 triệu người, và đã có một nền văn hóa phát triển khá cao. MV là đại lục có lịch sử lâu đời. Do những vận động của vỏ trái đất, đại lục này đã bị chìm xuống đáy bể kéo theo toàn bộ sinh linh cùng với nền văn minh của họ. Phần còn lại của “đại lục” chính là quần đảo Polynesia, thuộc vùng biển Thái Bình Dương. Theo Quisiwa, phía đông đại lục là vùng quần đảo Polynesia (trong đó có đảo Phục Sinh), phía tây tiếp giáp Philippines, phía bắc giáp đảo Hawai. Diện tích đại lục MV tương đương với Nam Mỹ. Phần lớn đại lục là đồng bằng, phù hợp với nghề trồng trọt và chăn nuôi. Với nền văn hóa và phát triển cao, người dân xứ MV đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, trong đó có những tượng đá lớn đặt khắp nơi trên lãnh thổ của họ. Thế nhưng thảm họa đã xảy ra và nhấn chìm hầu hết diện tích đại lục. Riêng đảo Phục Sinh, một góc nhỏ nhoi ở vòng ngoài lục địa, đã may mắn còn sót lại vài trăm cư dân và cả ngàn pho tượng đá mặt người.

Kim tự tháp Saqqara

Tuy nhiên, những bức tượng đá đồ sộ như vậy đã được tạo dựng như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Với cả ngàn pho tượng, ít nhất cũng phải tập trung hàng nghìn người trên công trường, đòi hỏi công tác hậu cần, tổ chức, chỉ huy… rất chặt chẽ. Các nhà khoa học một lần nữa đứng trước một câu hỏi lớn, tương tự như khi người ta khảo sát kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ trong các kim tự tháp. Khi xác định niên đại nền văn hóa khắc trên đảo Phục Sinh, giới khảo cổ học rất chú ý tới ý kiến của nhà khảo cổ học Tua Haiati (Mỹ). Ông dùng phương pháp carbon phóng xạ xác định được tuổi của các đống than củi còn sót lại trên đảo 4.000 năm trước Công nguyên. Như vậy, các tượng đá mặt người trên đảo Phục Sinh tính đến nay đã 6.000 năm tuổi. Một số nhà khoa học đưa ra ý kiến rằng nền văn hóa khắc đá kỳ lạ tồn tại ở đây, không có mối liên quan nào với nền văn minh của cư dân quần đảo Polynesia. Bởi vì “đảo Phục Sinh mới có người cư trú từ trên dưới 1.000 năm nay”, nên họ không thể là tác giả của các pho tượng đá đã trên 6.000 năm tuổi. Vậy nên, nhà điêu khắc đích thực của chúng phải là “người ngoài hành tinh”. Nhóm khoa học này đã đưa ra các lý lẽ sau:

  • Có một số pho tượng đá có hình đầu con ếch, miệng ếch bẹt nhô ra ngoài, mặt tròn nhìn lên bầu trời. Đây có thể là chân dung của người ngoài hành tinh. Trong các thư tịch cổ cũng miêu tả người ngoài hành tinh rất giống loại tượng này.
  • Giả sử 6.000 năm trước, đảo Phục Sinh có người nguyên thủy sinh sống, thì những công trình kỳ vĩ trên đảo đã vượt xa khả năng của họ, như thiết bị xây dựng siêu nặng, công nghệ chế tác dụng cụ vận chuyển hết sức tinh vi…
  • Theo truyền thuyết của thổ dân vùng nam Thái Bình Dương, ở đây từng có người bay từ trên trời xuống đảo. Tướng mạo của giống người bay này hoàn toàn giống với các tượng đá “người ếch xanh” xem lẫn trong 1.000 pho tượng đá mặt người.

Nhóm khoa học trên đưa ra giả thuyết khá thuyết phục sau: Khoảng 6.000 năm trước, đoàn thám hiểm của người hành tinh lạ đã dùng phi thuyền bay đến Trái đất và nơi hạ cánh đầu tiên của họ là đảo Phục Sinh. Để đánh dấu chuyến thăm này, họ đã dựng lại hàng loạt tượng đá với công nghệ rất cao. Bằng ngôn ngữ là các pho tượng, họ muốn đánh dấu tọa độ đổ bộ và muốn thông tin với người Trái đất về sức mạnh của họ. Nhưng đã 6.000 năm trôi qua, tại sao chủ nhân của những pho tượng này không một lần quay lại? Bí ẩn của 1.000 pho tượng đá trên đảo Phục Sinh đến nay vẫn chưa có lời giải.