Bí kíp nhận lớp gia sư tránh bị lừa 2020

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Chào các bạn gia sư, dạo này gần đây các group cho đăng tin tuyển gia sư phát triển khá nhiều và việc đăng tin và tiếp cận các bạn SV đang cần việc khá dễ dàng.

Nếu ko cảnh giác thì các bạn SV đặc biệt là năm 1,2 rất dễ dính chưởng. Trong khuôn khổ kiến thức của mình đã làm trong ngành gia sư gần 10 năm, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để mình hạn chế gặp các bạn lừa đảo nhé

Mình chia ra 2 nhóm để các bạn dễ tham khảo

Cá nhân nhượng lớp thì có thể là bạn này là người quen của phhs, hoặc cũng chính là gia sư đang dạy nhượng lại,..1 phần nữa là các bạn vừa mới nhận của trung tâm vì 1 lý do gì đó ko dạy mà nhượng lại. Về trường hợp cá nhân nhượng lớp đứng ở góc độ mình thì mình khuyên tuyệt đối ko nên gửi phí trước dù là 1 phần phí. Tại vì:

Nếu gia sư nhượng lớp là người quen hoặc gia sư đã dạy cho hs 1 thời gian lâu rồi thì gia sư đó hoàn toàn có thể nhượng lại cho bạn gia sư dạy tầm 2 tuần quen rồi mới trả phí. Vì người nhượng là chỗ quen của phhs rồi mà

Còn nếu bạn này nhận của trung tâm mà chưa kip dạy mà nhượng lại thì các bạn càng không nên ck phí trước. Tốt nhất là cứ dạy tầm 2 tuần, xin ứng lương rồi gửi gia sư.

Khi các bạn nhận lớp của trung tâm gia sư thì còn có hợp đồng bảo đảm, có fanpage, có website có văn phòng để các bạn liên hệ chứ nhận lớp cá nhân nhượng thì đóng xong là mọi thứ sẽ ko còn gì để kết nối nữa đâu ạ.

Lưu ý là bọn lừa đảo rất hay dùng các chiêu trò đăng nhượng lại lớp với mức lương cao hơn mặt bằng chung hoặc các lớp dạy online, cho bạn gọi nói chuyện với phhs ok thì đóng phí, hoặc cho dạy thử 1b online trước (đồng đội nó đóng kịch cả đó)

Hoặc nếu bạn gặp 1 bạn nhượng lớp thật ko lừa đảo nhưng rủi ro cũng có thể khi dạy đc vài buổi rồi PHHS cho nghỉ vì ko hợp hay hs bận học gì đó,.,.. Thì khi đó cũng khá là khó khăn để bạn có thể lấy lại đc tiền phí đã chuyển khoản cho bạn kia.

Trong nhóm 2 này mình chia ra làm 2 loại

A Trung tâm ma: ko hề có địa chỉ hoặc ghi địa chỉ ma, có thể có website, chỉ có 1 fanpage và các facebook cá nhân để đi đăng lớp lên các group gia sư

B Trung tâm không uy tín: các trung tâm này vẫn có thật, có địa chỉ có web, có Fanpage, điện thoại bàn cố định

Để tránh bị nhóm 2 này lừa thì bạn cần xem 4 yếu tố chính sau

1 – Địa chỉ: rõ ràng, chính xác (nhưng nhiều bạn gia sư sẽ chuyển khoản và ko kiểm chứng đc địa chỉ này đúng ko hay không nên mình sẽ cần các yếu tố bên dưới để kiểm tra, à quên các bạn có thể yêu cầu gọi video call qua FB hay zalo để xem VP nhé, trung tâm đàng hoàng thì có địa chỉ văn phòng đàng hoàng thôi)

2 – Website: website phải đc đầu tư bài bản, chuyên nghiệp và nên chọn các trung tâm nào đc thành lập đủ lâu ít nhất tầm 2,3 năm trở lên. Đây là công cụ giúp bạn kiểm tra tuổi thọ 1 tên miền đã được đăng ký lâu chưa:

Với tên miền quốc tế: https://www.whois.com/whois/giasutienphong.com (thay bằng tiên miền # nhé)

Với tên miền Việt Nam: https://www.vnnic.vn/whois-information/ (điền tên miền vào)

Các bạn để ý yếu tố ngày đăng ký là mình có thể biết được tên miền này được mua vào tháng mấy năm nào liền à.

3 – Fanpage: 1 trung tâm làm bài bản đàng hoàng chắc chắn sẽ phải làm 1 Fanpage facebook. Mình sẽ chú ý tới:

Tính minh bạch của trang: các bạn tìm tới tab “tính minh bạch của trang” tại đây bạn có thể biết được trang được tạo từ khi nào, đã được đổi tên chưa, đổi như thế nào.

“Đánh giá”: phần này khá là quan trọng nha các bạn. Khi 1 page cộng đồng được thành lập thì sẽ có mục đánh giá. Phần này mọi người có thể vào đánh giá, đề xuất 1 Fanpage và chủ của Fanpage này ko thể xóa hay chỉnh sửa các đánh giá này ( cơ chế của faceboook). Nhưng chủ của Fanpage có thể tắt tính năng này, khi tắt thì tab đánh giá sẽ ko hiện lên.

Các yếu tố còn lại: như lượng like, comment hỏi lớp, lượng lớp đăng có đều đặn và ổn định hay ko?

4 – Hợp đồng nhận lớp: khi nhận lớp của 1 trung tâm thì bắt buộc phải có 1 hợp đồng ràng buộc điều khoản, nội qui nguyên tắc nhận lớp. Hợp đồng càng chi tiết rõ ràng, được công khai trên website thì càng tốt nhé để các bạn đọc trước và nắm được các vấn đề khi nhận lớp có trục trặc và hướng xử lý của trung tâm.

Kiểm tra các thông tin trên website, trên fanpage, trên facebook cá nhân, mọi thứ phải trùng nhau đồng bộ, rõ ràng từ tên thương hiệu (tên trung tâm), số điện thoại, địa chỉ,..

Nếu nhận từ cá nhân, chỉ nên chuyển khoản sau, ít nhất là tầm sau khoảng 4 – 5 buổi dạy đầu (phụ huynh thấy hợp hay ko thường tầm 3 buổi là biết); nếu nhận từ trung tâm thì có thể chuyển khoản trước nếu xem xét đủ các yếu tố 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 phải ok hết nha

Việc lựa chọn 1 trung tâm nào ổn thì tốt nhất bạn có thể lên google.com tìm từ khóa “gia sư” hay “trung tâm gia sư‘ (nhớ chọn các kết quả tự nhiên chứ đừng chọn quảng cáo nhé) chọn các trung tâm nào trong top 10 thường là trung tâm lâu năm, được đầu tư bài bản (để lên top thì các trung tâm mất hằng năm trời và đầu tư bèo bèo cũng ở mức vài chục triệu nên giá trị thương hiệu của họ có thì họ sẽ ko dại gì đi lừa gia sư). Từ đó các bạn có thể giảm thiểu rủi ro khi nhận lớp xuống thấp nhất có thể ạ.

Chúc các bạn tìm được 1 công việc tốt ạ!