Bờ biển san hô là gì?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 7 – Arkady Leokum

San hô là loài động vật đặc biệt trong biển, san hô thích cuộc sống quần thể, lớp san hô mới sinh trưởng trên di hài lớp đã chết, tích lũy thời này sang thời khác, hình dạng rất giống cành cây. Lớp san hô lớn cao lộ khỏi mặt nước sẽ bị chết, di thể xương của chúng đã hóa thạch, gắn kết với vỏ ốc vỏ sò thành một chỉnh thể gọi là nham thạch san hô.

Điều kiện để san hô sinh trưởng rất khắt khe:

Phải có nước biển ấm, nhiệt độ từ 25-290C, sinh trưởng rất nhanh.

Phải có đủ ánh sáng, san hô sinh trưởng thích hợp nhất ở độ sâu khoảng 20m, sâu nhất không quá 50m.

Phải có độ mặn thích hợp, trong 1000g nước biển có 34-36g các loại muối hòa tan.

Do sự hạn chế về điều kiện để san hô sống nên nó chỉ có thể sinh trưởng ở vùng biển nông nhiệt đới, cách xa vùng nước đục ở cửa sông.

Do chỗ tích tụ nham thạch san hô khác nhau nên hình dạng của chúng cũng khác nhau, sự hình thành bờ biển nham thạch san hô cũng phong phú, đa dạng.

Loại bờ nham: san hô sinh trưởng ven bờ lục địa nối liền lục địa thành một dải không rộng lắm, rộng nhất là nghìn mét, bề mặt rất phẳng thành một mặt bằng san hô.

Biển

Lục địa ển

Loại thành lũy nham: cách xa bờ biển, nước tương đối nông, san hô sinh trưởng tích tụ lại như dạng con dê, cơ bản kéo dài theo bờ biển tựa như một thành lũy tiền duyệt của bờ biển vậy. Thành lũy nham lớn nhất thế giới là ở bờ biển đông Australia (Úc) dài tới 2000km, cách bờ không đến 10-200km.

Loại vòng nham: ở biển nông, san hô sinh trưởng tích tụ lại thành dạng vòng, ở giữa là một hồ nước nông, có đường nước thông với biển bên ngoài. Bên ngoài vòng nham dốc, bên trong thoai thoải, thường tiếp cận mặt nước, không lộ ra khỏi mặt nước, tựa như một “vòng hoa” đặt bằng trên mặt biển vậy. Có khi cát, vỏ sò, vỏ ốc… tích tụ trong vòng nham, phần nhô khỏi mặt nước tựa như đỉnh mũ tròn, hình thành đảo san hô.