Brief là gì? Những mẫu brief phổ biến được sử dụng nhiều nhất

Ghi chú: Tài liệu trích dẫn

Brief là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo. Thế nhưng không phải ai cũng giải thích được khái niệm brief là gì? Phân loại cũng như các bước để có một bản tóm tắt khách hàng hoàn chỉnh. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc theo dõi các chia sẻ dưới đây.

Brief là gì?

Brief chính là bản tóm tắt mà khách hàng cung cấp cho các công ty dịch vụ marketing (agency), trong đó chứa nhiều thông tin cần thiết, để đơn vị agency hiểu và thực hiện được nó. Brief được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, lời nói,…nhưng được sử dụng phổ biến hơn cả đó chính là bằng powerpoint.

Briefing là gì ?

Là phần mềm đọc tin tức, giúp người dùng tiếp cận với các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Ứng dụng này sẽ thu thập các thông tin từ các trang báo chính thống, nổi tiếng cung cấp các thông tin nóng hổi và chính xác cho người đọc.

Phần mềm Briefing có hỗ trợ trên 2 hệ điều hành đó là Android và iOS nhưng có tên gọi là Flipboard, tuy nhiên trên các dòng thiết bị Samsung thì cần phải có hệ điều hành Android từ 5.0 trở lên.

Phân loại Brief

Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia brief thành 2 loại đó chính là:

Creative Brief

Là bảng tóm tắt trong nội bộ của Agency do một Account viết cho Creative Team để cung cấp thông tin cũng như kích thích khả năng sáng tạo để thực hiện dự án một cách hiệu quả và sáng tạo nhất. Nội dung của một Creative Brief sẽ cần phải có:

Job Description: Hạng mục các công việc cụ thể của bộ phận Creative

Target Audience: Thông tin về các khách hàng mục tiêu

Single – Minded – Proposition (SMP): Điểm khác biệt của sản phẩm có khả năng tác động trực tiếp đến hành vi, tâm lý của các khách hàng mục tiêu

Key Response: Mục tiêu hành động của khách hàng sau khi kết thúc chiến dịch

Desired Brand Character: Mong muốn cảm nhận khách hàng như thế nào về sản phẩm/dịch vụ

Budget: Ngân sách cần sử dụng cho chiến dịch.

Communication Brief

Là một bản tóm tắt được sử dụng giữa Client (khách hàng) và bộ phận của Account của công ty Agency. Trong bản này sẽ trả lời đầy đủ các câu hỏi What, When, Why, Who, How về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để bộ phận Agency biết và đưa ra chiến lược phù hợp. Gồm có các nội dung chi tiết sau:

Project: Mục đích của chiến dịch

Client: Tên của đơn vị/công ty chủ đầu tư

Brand: Thông tin thương hiệu sản phẩm (Giới thiệu, đặc trưng, các hoạt động quảng bá trong quá khứ

Project Description: Mô tả các yêu cầu của dự án

Brand Background: Những thông tin nền tảng như thị trường, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh yếu của đối thủ, vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải,…

Objectives: Mục đích của hoạt động truyền thông.

Target Audience: Đối tượng mục tiêu

Message: Thông điệp chính của hoạt động truyền thông.

Coverage: Địa điểm bàn thực hiện project

Timing: Thời gian hai bên gặp nhau bàn bạc về ý tưởng.

Brief là giữ một vai trò quan trọng để giúp các đơn vị Agency hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng của mình. Trong lĩnh vực truyền thông -marketing việc hiểu rõ yêu cầu của khách hàng sẽ ít nhiều quyết định tới sự thành công của chiến dịch.

Nếu không có một bản Brief hoàn chỉnh, đầy đủ thì chiến dịch marketing đó sẽ đi sai hướng, không phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tiêu tốn một khoảng thời gian và tiền bạc của cả Client và Agency. Vậy nên, việc hiểu rõ Brief sẽ giúp ích rất nhiều cho chiến dịch của bạn.

Các bước để có một bản Brief hoàn chỉnh

Có thể nói, Creative Brief là “nền tảng” của bất kỳ một chiến dịch quảng cáo, tiếp thi nào. Để có một bản định hướng sáng tạo thì không phải là điều dễ dàng nhưng với sự chuẩn bị kỹ càng, định hướng sáng tạo,…thì mọi chiến dịch quảng cáo của bạn đều thực hiện được.

Bước 1: Nghiên cứu khách hàng

Khách hàng là giá trị cốt lõi của hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Để nắm được nhu cầu của khách hàng thì bạn phải nghiên cứu, khảo sát, phân tích mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng là gì. Bạn tìm hiểu càng tốt thì chiến dịch của bạn sẽ càng hiệu quả.

Bước 2: Sử dụng dịch vụ/sản phẩm mà công ty đang cung cấp

Nếu có thể, bạn hãy sử dụng thử sản phẩm, dịch vụ để trải nghiệm và tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để có chiến dịch truyền thông phù hợp. Bạn hãy đóng vai là một khách hàng chứ không phải là một nhà quảng cáo. Bạn càng hiểu rõ về sản phẩm thì sẽ có bản định hướng tốt hơn.

Bước 3: Viết ra tất cả các suy nghĩ

Sau khi khảo sát nói chuyện với khách hàng bạn hãy ghi lại tất cả mọi thứ. Hãy nói và hỏi tất những thứ liên quan sẽ giúp bạn có bản định hướng đầy đủ nhất.

Bước 4: Sắp xếp suy nghĩ của bạn

Khi bạn đã có các nguyên liệu thô, thì cũng chính là lúc bạn cần phải tổ chức, sắp xếp chúng lại với nhau. Sự sáng tạo trong mỗi bản định hướng là khác nhau nhưng đều có các đặc điểm tương tự.

Bước 5: Giám đốc sáng tạo phản hồi

Giám đốc, đơn vị quản lý sẽ kiểm tra báo cáo của bạn để thay đổi các định hướng sao cho phù hợp nhất. Khi phát sinh các yếu tố ngoài ý muốn sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời. Hãy lắng nghe các phản hồi để có hướng đi đúng đắn nhất.

Bước 6: Nhận sự chấp thuận của khách hàng

Như đã nói ở trên, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, bạn cần phải có sự chấp thuận của họ về hướng đi của cơ quan cho chiến dịch. Không chỉ dựa trên sự sáng tạo mà còn cần có một hướng đi đúng đắn.

Bước 7: Trình bày định hướng

Bản định hướng sáng tạo, đầy đủ đã đến lúc phải trình bày với đối tác. Có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cuộc gọi video hay email. Đây cũng chính là cơ hội để khách hàng tin tưởng vào dự án truyền thông của bạn.

Bước 8: Triển khai dự án

Lúc này, việc của bạn là triển khai theo đúng kế hoạch đã được đặt ra. Bên cạnh đó cũng cần phải linh động trong từng trường hợp để không làm ảnh hưởng tới kết quả truyền thông.

Bước 9: Tổng kết

Khi hoạt động truyền thông kết thúc, bạn hãy tổng kết kết quả thực hiện để thực hiện để làm căn cứ đánh giá cũng như có các biện pháp trong các kế hoạch truyền thông tiếp theo.

Lưu ý để có một bản Brief tốt nhất

Xác định rõ đối tượng khách hàng và mục tiêu.

Bản Brief cần được thực hiện một cách ngắn gọn, xúc tích.

Thường xuyên kiểm tra tiến độ của dự án.

Không nên “hét giá” quá cao.

Liệt kê đầy đủ các bên liên quan

Thời gian tổ chức cần phải hợp lý, xác định các đối thủ cạnh tranh.

Với các nội dung thông tin trên đây, mong rằng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi Brief là gì. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới Vietlearn.org sẽ giải đáp bạn nhanh chóng.