Bút chì màu được chế tạo như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Hãy Trả Lời Em Tại Sao? – Tập 5 – Arkady Leokum

Trên mặt các đại dương có rất nhiều dạng thực và động vật nhỏ li ti sinh sống. Trong số này có một vài sinh vật đơn bào tên là “foraminifera” (trùng lỗ) có vỏ bằng chất vôi. Khi những sinh vật li ti này chết, xác nó chìm xuống đáy đại dương. Với thời gian, vỏ những sinh vật này tích tụ thành lớp. Lớp này dính cứng với nhau (xi măng hóa) và bị sức ép của nước biển trở thành một lớp đá vôi xốp tiếng Pháp gọi là “craie”, tiếng Anh là “chalk”.

Từ hàng mấy trăm năm trước, người ta đã sử dụng loại đá vôi này. Một trong những công dụng của nó là dùng để chế tạo các “crayon”. Thật ra là một dạng của đá vôi này gọi là “chu” (nôm na là son tàu) tức là một loại đất đỏ đã được dùng từ thời cổ đại.

Ngày nay người ta đã chế tạo nhiều loại “crayon” bằng cách pha chế nhiều chất liệu khác nhau. Cơ bản là đất sét (clay) pha với các màu tùy ý. Và đất sét cũng có nhiều thứ. Các chất liệu này trộn lẫn với nhau bằng một chất kết dính. đây là phương pháp cơ bản chế tạo bút chì màu.

Các học sinh nhỏ tuổi thường có hộp bút chì đủ màu. Nhưng bút chì màu đã có vai trò quan trọng trong nghệ thuật hội họa. Khoảng đầu thế kỷ XVI, các họa sĩ chủ yếu dùng chì đen vẽ trên giấy trắng. Nhưng về sau họ chỉ dùng chì đen để phác thảo. Mãi đến khi đại nghệ sĩ người Pháp tên là Watteau bắt đầu dùng “bút chì” màu đỏ – bằng những nét tài hoa bậc thầy – để mở ra một lãnh vực hoàn toàn mới trong thế giới nghệ thuật.

Nếu bạn thích hội họa và chưa thể hiện cái ý thích và năng khiếu này bằng màu nước hoặc màu dầu, bạn thử noi gương các đại danh họa như Holbein, Van Dyck, Titian và Tintoretto sử dụng bút chì màu xem sao. Các đại danh họa này đã chỉ dùng “bút chì màu” mà vẫn tạo nên được những tác phẩm bất hủ đấy. Thậm chí, các đấng “thánh” bất tử trong hội họa như Raphael, Michelangelo, Leonardo da Vinci cũng đã dùng “bút chì màu” để tạo nên những tác phẩm lưu danh muôn thuở.