Bứt phá trí tuệ mạnh mẽ với kỹ năng ghi nhớ tuyệt đỉnh
Ghi chú: Tài liệu trích dẫn
Kỹ năng ghi nhớ sẽ giúp cuộc sống, công việc trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng ghi nhớ tốt. Bạn là người hay quên? Bạn được mệnh danh là “não cá vàng”? Bạn muốn rèn luyện kỹ năng ghi nhớ của bản thân mình. Bạn không biết bắt đầu từ đâu, nên làm như thế nào? Đừng lo lắng, trong bài viết sau chuyên gia Vietlearn sẽ hướng dẫn cách bứt phá trí tuệ mạnh mẽ với kỹ năng ghi nhớ tuyệt đỉnh:
Bứt phá trí tuệ mạnh mẽ với kỹ năng ghi nhớ tuyệt đỉnh – Vietlearn
Kỹ năng ghi nhớ là gì?
Khái niệm
Kỹ năng ghi nhớ khả năng lưu trữ thông tin của bộ não. Theo tâm lý học, khái niệm kỹ năng ghi nhớ là quá trình đưa tài liệu, thông tin nào đó vào ý thức. Gắn những thông tin đó với nội dung kiến thức hiện có làm nền tảng cho quá trình gìn giữ về sau.
Phân loại ghi nhớ
Kỹ năng ghi nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: động cơ, mục đích và phương tiện thực hiện. Ghi nhớ được phân loại thành 2 loại chính: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định.
Ghi nhớ chủ định: là ghi nhớ có mục đích. Bản thân bạn có mục tiêu, ý chí và phương pháp để ghi nhớ các thông tin. Ví dụ như hành động học thuộc lòng bài thơ chính là ghi nhớ chủ định. Bạn có mục tiêu ghi nhớ bài thơ đó và cố gắng đọc đi đọc lại đến khi thuộc hoàn toàn mà không cần nhìn vào sách vở.
Ghi nhớ không chủ định: là ghi nhớ không có chủ đích, mục tiêu, hay sự cố gắng. Bạn ghi nhớ một cách tự nhiên mà không cần nỗ lực hay dùng phương pháp gì. Loại ghi nhớ này phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn nội dung với bạn. Ví dụ như bạn có thể dễ dàng ghi nhớ giai điệu, lời bài hát vì bạn thích nó. Bạn không cần học thuộc, nỗ lực hay đặt ra mục tiêu phải thuộc. Bạn thuộc và ghi nhớ bài hát một cách tự nhiên.
Trí nhớ của bạn tốt đến mức nào?
Phương pháp rèn luyện kỹ năng ghi nhớ
Không làm nhiều việc cùng một lúc
Rất nhiều người có thoái quen làm nhiều việc cùng một lúc. Có nhiều quan điểm đề cao khả năng làm nhiều việc cùng một lúc. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học đây là thói quen không tốt. Nó có thể mang lại các lợi ích lúc đó song thực tế về lâu dài sẽ làm giảm mức độ tập trung, ghi nhớ của bạn. Bởi đã nhiệm khiến não có thể thu nhỏ các vùng nhất định. Thời gian tập trung, ghi nhớ sẽ giảm xuống. Vì vậy, để bảo vệ khả năng tập trung, ghi nhớ của mình hãy dừng ngay thói quen này lại.
Phát triển thói quen ghi nhớ từ việc đơn giản
Hiện nay có rất nhiều thiết bị, ứng dụng giúp con người ghi nhớ công việc. Song nếu chúng ta quá lạm dụng sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào các thiết bị này. Não bộ nảy sinh tâm lý ỉ lại, lười biếng hoạt động. Đây là điều không tốt cho sức khỏe. Làm suy giảm khả năng ghi nhỡ. Về già, bạn có thể dễ mắc các bệnh mất trí nhớ hơn. Vì vậy, hãy giữ gìn và phá triển thói quen ghi nhớ của mình từ việc đơn giản. Ví dụ như: Hãy tự sắp xếp danh sách công việc trong đầu thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các công cụ nhắc nhở.
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi.
Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ của con người. Ăn uống thiếu dinh dưỡng, ngủ nghỉ sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân suy giảm, gây mất trí nhớ. Đặc biệt là thói quen thức khuya ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ của não bộ. Bạn cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng và thời gian ngủ nghỉ cho bản thân. Đồng thời, xây dựng các thói quen sinh hoạt, tập thể dục khoa học. Không chỉ tập thể dục cho cơ thể, hãy tập thể dục cả cho trí não bằng các trò chơi trí nhớ.
Khai thác khả năng ghi nhớ của não bộ
Con người sở hữu 2 bán cầu não gồm bán càu não trái và bán cầu não phải. Trong đó, bán cầu não phải có khả năng chụp ảnh. Bạn có thể nhớ cả một trang tài liệu, thông tin nhanh chóng nếu biết sử dụng khả năng chụp ảnh của não phải. Đây là khả năng ai cũng có nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Khả năng này phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu đời và nếu như không được rèn luyện, duy trì sẽ dần chìm xuống. Con người cũng rất dễ lãng quên khả năng này của bản thân.
Ghi nhớ bằng từ khóa
Để có thể ghi nhớ tốt, nhớ được nhiều thông tin, nhớ lâu chúng ta nên ghi nhớ các từ khóa thay vì các đoạn văn dài dằng dặc. Với mỗi vấn đề, thông tin cần ghi nhớ bạn hãy vạch ra trong đầu các từ khóa chính, thể hiện nội dung của cả bài. Như vậy, khi nhắc đến vấn đề đó bạn nhớ được chính xác các từ khóa chính. Trên cơ sở đó, nắm bắt, khai triển nội dung.
Trên là những phương pháp và chú ý để rèn luyện trí nhớ mà chuyên gia Vietlearn muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Tiếp tục theo dõi Vietlearn để biết thêm nhiều thông tin, phương pháp thú vị khác. Website chính thức Vietlearn: Vietlearn.org