Cá có đánh rắm không?
Vấn đề này thật là lạ, dường như tất cả mọi người đều trả lời rằng: “không”. Nhưng sự thực lại ngược lại, những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cá cho biết, họ đã nhiều lần quan sát được hiện tượng các loại cá “thải khí” vào trong nước, song điều đáng tiếc là “khi” mà cá thải ra qua lỗ bài tiết (lỗ bài tiết này giống như hậu môn của người) lại không thể ngửi được liệu có mùi thối hay không vì hiện tượng này xảy ra trong môi trường nước.
Hiện tượng cá thải khí hay “đánh rắm” có thể do cá khi nuốt thức ăn đã nuốt nhiều không khí, nếu không bài tiết lượng khí dư thừa trong cơ thể thì trong nước cá sẽ bị mất cảm giác thăng bằng, nó sẽ không thể tự do bơi lượn được.
Các nhà khoa học còn phát hiện được một số loại cá to để có được lực nổi thích hợp thì thường điều tiết bằng việc “đánh rắm”. Khi cá mập đang ở trạng thái tĩnh nếu muốn nổi lên mà không để thân bị chìm xuống, nó thường nổi lên mặt nước hít một hớp không khí, sau đó dùng phương thức “đánh rắm” để thải dần dần khí ra cho đến khi nó dừng lại ở vị trí mà nó muốn.
Đúng là trong bụng cá có thể sản sinh ra khí và nó có thể thải khí qua lỗ bài tiết, trong nước xuất hiện những chùm bong bóng khí nhưng rất ít người chú ý đến hiện tượng này. “Rắm” của cá ngoài dạng bọt khí, nó còn lẫn vào trong phân cá. Chúng ta đều biết, cá trước khi bài tiết thường những thứ bài tiết chuyển sang dạng ống tròn kết dính và trong đó có chứa cả những khí được sản sinh ra để làm tiêu hoá thức ăn. Có lúc bạn phát hiện phân cá sau khi bài tiết ra còn nổi lên trên. Đây chính là “rắm” được sinh ra làm tiêu hoá thức ăn được chứa trong phân cá.